TP.HCM quyết tâm “xoay chuyển” để đạt mục tiêu tăng trưởng

VOV.VN - Theo UBND TP.HCM, 9 tháng năm 2023, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng như cả nước đang trên đà giảm tốc, Thành phố đã làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái, tốc độ tăng trưởng qua các quý đều tăng, quý sau cao hơn quý trước.

Kinh tế nhiều điểm sáng

Mục tiêu tăng trưởng của TP.HCM đều tăng theo các quý. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thành phố tăng 3,2% so với cùng kỳ, đáng chú ý là IIP ngành công nghiệp dần cải thiện qua các quý. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 ước đạt gần 872.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Ngành du lịch duy trì mức tăng khá ổn định khi tổng doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 125.288 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này có tác động lan tỏa lớn tới nhiều ngành dịch vụ thị trường như vận tải, lưu trú ăn uống, lữ hành, hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí...Thị trường tiền tệ cũng có dấu hiệu tích cực với lãi suất cho vay hợp lý, lãi suất cho vay thấp, hạn mức tín dụng tăng đã và đang kích thích doanh nghiệp vay vốn, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng.

Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Thành phố là đầu tư công. Đến hết tháng 9, TP ước giải ngân khoảng 22.579,5 tỷ đồng, đạt 33% so với kế hoạch vốn Thành phố giao và đạt 32,0% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy chưa đạt mục tiêu đặt ra nhưng TP đã giải ngân tăng 100% so với cùng kỳ (9 tháng 2022 giải ngân đạt 11.265,2 tỷ đồng). Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng tăng, tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 9 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ cũng là một trong những động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

TP.HCM đứng vị trí thứ 2 về xếp hạng chỉ số chuyển đổi số DTI, dẫn đầu về chỉ số phát triển hạ tầng số, đi đầu trong cải cách thể chế và triển khai chính quyền số. Tỷ trọng GRDP kinh tế số trên 18,66% và xếp thứ 7 trên cả nước.

TP cũng đã thông qua 9 Nghị quyết triển khai nội dung cụ thể Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội; khởi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; khởi động Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và Dự án Khu đô thị lấn biển tại huyện Cần Giờ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản; đảm bảo an sinh xã hội…

Khó khăn vẫn chất chồng

UBND TPHCM cũng nhìn nhận, xuất nhập khẩu vẫn chịu tác động tiêu cực từ khó khăn của nền kinh tế thế giới do tổng cầu giảm mạnh tại một số thị trường đối tác chủ lực của thành phố, giá các mặt hàng xuất nhập khẩu giảm.

Trong những tháng cuối năm 2023, không kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi trở lại mức tăng trưởng mạnh như những năm trước do áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn kéo dài cho đến cuối năm. Thị trường bất động sản nhìn chung đã ấm lên song cũng có những bất cập cần lưu ý là sự mất cân đối về nguồn cung.

Đặc biệt, mặc dù tình hình giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện, nhưng tốc độ giải ngân chưa đạt như kỳ vọng do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bên có liên quan; vẫn còn tình trạng một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra, làm phát sinh khối lượng, hạng mục. Thêm vào đó, đầu tư từ khu vực tư nhân còn khá thấp.

Tình trạng cắt giảm lao động do nguy cơ đơn hàng xuất khẩu có chiều hướng giảm. Việc này sẽ dẫn đến hệ lụy là nguy cơ chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi chính thức, xuất hiện vấn đề di cư ngược, nguy cơ tăng mâu thuẫn mối quan hệ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, các vấn đề tệ nạn xã hội, gánh nặng an sinh xã hội.

Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn như khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị suy giảm sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19; các vấn đề về tài chính như khả năng tiếp cận vốn vay, khả năng hấp thụ vốn và đáp ứng điều kiện vay vốn của doanh nghiệp còn ở mức thấp; chi phí sản xuất đầu vào vẫn ở mức cao trong khi thị trường đầu ra khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm; thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm lương, cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng sản xuất trong nước và xuất khẩu ...

TP.HCM “xoay chuyển” để đạt mục tiêu tăng trưởng

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, trong bối cảnh khó khăn chung nhưng tăng trưởng kinh tế TP đã có những bước chuyển ấn tượng. Quý 1/2023 thành phố tăng trưởng 0,7% nhưng quý 2 tăng đến 5,87% để giúp 6 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế thành phố đạt 3,55%. Theo cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế thành phố của Viện vào tháng 8/2023, tăng trưởng 9 tháng năm 2023 ở kịch bản bất lợi sẽ đạt khoảng 3,89% – 4,28%; kịch bản cơ sở là 4,05% – 4,66%; kịch bản thuận lợi sẽ đạt khoảng 5,31% - 5,96%.

Cũng theo Viện Nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào diễn biến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự nỗ lực và hiệu quả thực thi công vụ của thành phố mà các kịch bản sẽ diễn ra. Tuy nhiên, “kịch bản đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là 7,5% là cả một thách thức lớn của trong các tháng cuối năm 2023.”

Trong thời gian còn lại của năm, TP.HCM tiếp tục triển khai Nghị quyết 98 theo kế hoạch dự kiến; đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và lập quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Gắn Nghị quyết 98 với quy hoạch chung TP.HCM và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 – 2030.

TP cũng sẽ tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công; kích cầu tiêu dùng nội địa; phục hồi niềm tin doanh nghiệp thông qua cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, TP.HCM cũng sẽ chuẩn bị các kịch bản về an sinh xã hội và xem kinh tế xanh - Chuyển đổi xanh, kinh tế số trở thành một năng lực cạnh tranh mới của kinh tế thành phố. TP quyết tâm “xoay chuyển” để đối mặt với khó khăn, “xoay chuyển” bằng mọi nỗ lực, “xoay chuyển” bằng nhiều giải pháp và “xoay chuyển” để đạt kết quả tăng trưởng cao hơn …

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng cầu sụt giảm mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5% gặp khó
Tổng cầu sụt giảm mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5% gặp khó

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nhìn sâu vào bản chất kinh tế Việt Nam vẫn rất khó khăn. Sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch.

Tổng cầu sụt giảm mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5% gặp khó

Tổng cầu sụt giảm mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 6,5% gặp khó

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nhìn sâu vào bản chất kinh tế Việt Nam vẫn rất khó khăn. Sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch.

Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp đà tăng trưởng
Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp đà tăng trưởng

VOV.VN - Báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ.

Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp đà tăng trưởng

Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp đà tăng trưởng

VOV.VN - Báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ.

GDP quý I tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp để cán đích năm nay?
GDP quý I tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp để cán đích năm nay?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, kết quả tăng trưởng của quý I được đánh giá ở mức khá so với bình quân chung trên thế giới và khu vực, khi các nền kinh tế khác được dự báo tăng trưởng ở mức rất thấp.

GDP quý I tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp để cán đích năm nay?

GDP quý I tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp để cán đích năm nay?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, kết quả tăng trưởng của quý I được đánh giá ở mức khá so với bình quân chung trên thế giới và khu vực, khi các nền kinh tế khác được dự báo tăng trưởng ở mức rất thấp.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng: 2 động lực tăng trưởng của nền kinh tế
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng: 2 động lực tăng trưởng của nền kinh tế

VOV.VN - Năm 2023, tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại. Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng: 2 động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng: 2 động lực tăng trưởng của nền kinh tế

VOV.VN - Năm 2023, tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại. Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.