Trái dứa dội chợ khiến nông dân Krông Bông (Đắk Lắk) thua lỗ

VOV.VN - Giá vật tư, phân bón, công chăm sóc và thu hái đều tăng cao so với mọi năm, nhưng năm nay giá dứa giảm quá mạnh khiến các hộ trồng dù đang bị lỗ cũng khó bán được hàng.

Toàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk) có khoảng 1.000 ha dứa đang bước vào thu hoạch rộ trong khi giá bán sụt giảm nhanh chóng. Chi phí đầu tư tăng cao mà trái dứa quá rẻ, đang đẩy người trồng tới 1 mùa vụ thua lỗ. Tình trạng bấp bênh, vụ được vụ mất, có thể còn kéo dài do dứa ở đây được thu hoạch cấp tập và sản phẩm chỉ được bán tươi ở thị trường trong nước.

Gia đình ông Y Then Mkang ở buôn Cư Drăm, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông trồng 2 ha dứa đang kỳ chín rộ. Ông Y Then cho biết, nếu dứa được giá trong 1 tuần là ông sẽ thu xong toàn bộ. Tuy nhiên đến nay, số thương lái hỏi mua rất ít và họ chỉ trả giá bằng 1/2 so với hồi đầu vụ. Ông Y Then băn khoăn, nếu bán ngay thì gia đình bị thua lỗ, còn nếu phải chờ quá lâu dứa sẽ bị hỏng, thua lỗ càng nặng hơn. 

“Giá dứa đầu mùa năm nay được khoảng 16.000 – 17.000 đồng/quả trọng lượng 2 – 3kg, với quả nhỏ từ 9.000 –10.000 đồng, nhưng hiện nay quả to chỉ còn 8.000 – 9.000 đồng, quả nhỏ còn 2.000 – 3.000 đồng, giảm 1/2 so với đầu mùa. Giá dứa giảm nhanh nhưng cũng khó bán vì không có thương lái thu mua nên dứa chín vẫn phải bỏ trong rẫy”, ông Y Then nói.

Tương tự, vụ dứa năm nay gia đình ông Y Lập Êban ở buôn Chàm B, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông trồng 1,5 ha. Ông Y Lập cho biết, năm nay giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng phi mã; giá công chăm sóc, thu hoạch cũng tăng vọt, từ 200.000 lên 300.000 đồng/công. Chính vì vậy, việc giá dứa hạ quá thấp khiến nhiều gia đình thua lỗ nặng.

“Năm ngoái nhà mình thu được tầm trên 100 triệu đồng từ 1,5 ha dứa, nhưng năm nay cũng diện tích ấy chỉ được khoảng 30 - 50 triệu. Nhìn chung năm nay bà con trồng dứa đều thua lỗ”, ông Y Lập kể.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Krông Bông, toàn huyện hiện có gần 1.000 ha dứa, tập trung chủ yếu ở xã Cư Drăm, Yang Mao và Cư Pui. Dứa ở đây chủ yếu là dứa mật (giống Cayen), sản lượng hàng năm ước đạt 40.000 tấn quả.

Ông Võ Tấn Trực, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết, giống dứa Cayen tuy có năng suất cao nhưng không phù hợp để xuất khẩu. Chính vì vậy nhiều năm qua, người trồng dứa ở huyện Krông Bông luôn phải đối mặt với tình trạng đầu ra không ổn định, năm được năm mất.

Nhược điểm của giống dứa này là chín quá nhanh; thường thu hoạch đồng loạt trong thời gian từ 2 – 3 tuần, dẫn đến cung vượt cầu, thương lái ép giá. Ngành nông nghiệp đang tuyên truyền, hỗ trợ người trồng dần chuyển sang các giống dứa như Win hay Md2, những loại có thể xuất khẩu và thu hoạch trong thời gian từ 2 – 3 tháng. Huyện Krông Bông cũng đang kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm sâu từ quả dứa để giải quyết triệt để bài toán đầu ra.

“Phòng NN&PTNT đang định hướng cho bà con dần chuyển đổi giống dứa, làm sao phù hợp với đầu ra và các yêu cầu của nhà thu mua để phù hợp xuất khẩu. Hiện nay bà con được tuyên truyền, hướng dẫn cũng đang dần chuyển đổi sang các giống dứa khác. Dù giống dứa mới trái có nhỏ hơn nhưng lại có đầu ra ổn định, có thể xuất khẩu, có thể chế biến đóng lon. Với những diện tích còn lại, ngành nông nghiệp đã thành lập tổ hỗ trợ bà con HTX, hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp bà con sản xuất dứa an toàn để phục vụ tiêu thụ tại thị trường trong nước”, ông Võ Tấn Trực cho biết.  

Những năm qua, cây dứa có nhiều vụ được mùa được giá, mang lại nguồn thu lớn cho người dân ở các xã nghèo vùng sâu như Cư Drăm, Cư Pui và Yang Mao của huyện Krông Bông. Nếu được định hướng trồng và sản xuất giống dứa với đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay có nhà máy chế biến sâu tạo đầu ra ổn định, cây dứa hoàn toàn có thể trở thành một trong những cây kinh tế mạnh, phù hợp với các địa bàn địa hình nhiều đồi dốc, kinh tế còn khó khăn của huyện Krông Bông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây khóm MD2 “bén duyên” với vùng đất trũng phèn Hậu Giang
Cây khóm MD2 “bén duyên” với vùng đất trũng phèn Hậu Giang

VOV.VN - Nhiều hộ dân đã mạnh dạn từ bỏ cây mía để trồng cây khóm (dứa) và ngày càng thấy hiệu quả bởi giống cây trồng mới này đang mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với cây mía trước đây.

Cây khóm MD2 “bén duyên” với vùng đất trũng phèn Hậu Giang

Cây khóm MD2 “bén duyên” với vùng đất trũng phèn Hậu Giang

VOV.VN - Nhiều hộ dân đã mạnh dạn từ bỏ cây mía để trồng cây khóm (dứa) và ngày càng thấy hiệu quả bởi giống cây trồng mới này đang mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với cây mía trước đây.

 "Thủ phủ" cây khóm Tiền Giang khá lên nhờ giá cao và ổn định
"Thủ phủ" cây khóm Tiền Giang khá lên nhờ giá cao và ổn định

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, giá khóm (tức dứa) luôn ở mức cao, đầu ra thuận lợi nên người dân trồng loại cây này ở tỉnh Tiền Giang thu nhập khá.

 "Thủ phủ" cây khóm Tiền Giang khá lên nhờ giá cao và ổn định

"Thủ phủ" cây khóm Tiền Giang khá lên nhờ giá cao và ổn định

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, giá khóm (tức dứa) luôn ở mức cao, đầu ra thuận lợi nên người dân trồng loại cây này ở tỉnh Tiền Giang thu nhập khá.

Dứa phụng - Cây cảnh “độc” trưng Tết
Dứa phụng - Cây cảnh “độc” trưng Tết

VOV.VN - Thị trường Tết xuất hiện cảnh mới có màu sắc sặc sỡ và hình dáng kỳ lạ - dứa phụng (hay còn gọi là khóm phụng).

Dứa phụng - Cây cảnh “độc” trưng Tết

Dứa phụng - Cây cảnh “độc” trưng Tết

VOV.VN - Thị trường Tết xuất hiện cảnh mới có màu sắc sặc sỡ và hình dáng kỳ lạ - dứa phụng (hay còn gọi là khóm phụng).