Trăn trở với quả nhãn vùng biên

VOV.VN - Quả nhãn Sông Mã tỉnh Sơn La chất lượng cao lại đang vào mùa, nhưng giá cả vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

Với gần 4.300 ha trồng nhãn, Sông Mã là huyện vùng cao biên giới có diện tích cây nhãn nhiều nhất tỉnh Sơn La. Nhãn sông Mã thơm ngon có tiếng  tập trung ở các xã dọc Sông Mã như Chiềng Khương, Chiêng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ và Mường Lầm. Năm nay, nhãn Sông Mã được đánh giá là được mùa nhưng giá cả thì chưa thể dự đoán được bởi cũng như các năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn còn rất bấp bênh.

Gia đình ông Nguyễn Duy Đông ở bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịa, huyện Sông Mã có trên 1 ha nhãn trồng gần 30 năm nay, chủ yếu là giống nhãn Hưng Yên. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu khoảng 10.000 tấn quả tươi.

Tuy nhiên, giá bán quả tươi chỉ dao động từ 3.000 - 4.000/kg; long nhãn 80.000 -  90.000 đồng/kg, thậm chí có năm còn thấp hơn. Trước mỗi mùa nhãn, nỗi lo được mùa mất giá vẫn thường trực với ông Đông và bà con trồng nhãn nơi đây bởi thị trường tiêu thụ, giá cả vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái.

“Gia đình đưa giống nhãn Hưng Yên lên đây trồng từ năm 1987. Tuy nhiên, trước mỗi vụ thu hoạch, thương lái thường đặt mua trước tại vườn với giá thấp và không ổn định. Trong khi Nhà nước chưa có định hướng tìm đầu ra cho sản phẩm nhãn Sông Mã, người trồng nhãn không còn cách nào khác phải tiêu thụ qua thương lái mặc dù liên tục bị ép giá”, ông Đông chia sẻ.


Chùm nhãn lai ghép cho năng suất và chất lượng cao.
Lo lắng của ông Đông và bà con hoàn toàn có lý bởi với 4.300 ha, sản lượng nhãn Sông Mã bình quân hàng năm khoảng 25.000 tấn quả tươi, chủ yếu là giống nhãn Hưng Yên được đưa vào trồng từ những năm 60. Hình thức tiêu thụ chủ yếu xuất quả tươi ra thị trường khoảng 60%, còn lại là chế biến long nhãn….

Cây nhãn là cây ăn quả chủ lực của huyện Sông Mã, nhưng công nghệ sau thu hoạch còn thủ công. Hằng năm, chủ thị trường tiêu thu nhãn không ổn định do chưa có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông dân.

Nhãn chủ yếu là bán cho tư thương nên giá cả không ổn định, thường xuyên bị ép giá. Điều đáng nói, giống nhãn địa phương được gia đình ông Đông, cũng như bà con ở đây đưa vào trồng đã lâu năm, một số diện tích nhãn nay đã cằn cỗi, năng suất, chất lượng kém.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã chia sẻ, vướng nhất hiện nay là xây dựng thương hiệu cho nhãn Sông Mã, sau đó là thị trường tiêu thụ.

“Vấn đề quan tâm nhất của huyện hiện nay là chú trọng mở rông thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khảo sát, tìm kiếm thị trường và có sự thoả thuận đầu tư liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nhân dân, đảm bảo người trồng nhãn có lãi, đảm bảo mở rộng diện tích nhãn ghép theo đúng quy hoạch”, ông Phương cho biết.

Trong lộ trình tìm hướng đi bền vững cho cây nhãn, năm 2010, huyện Sông Mã cũng đã phối hợp với Viện rau quả Trung ương hướng dẫn cho gia đình ông Nguyễn Duy Đông ở bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu, cùng bà con một số bản ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc ghép, thí điểm đưa giống nhãn Hương Chi chín muộn vào ghép cải tạo.

Năm 2010 cây nhãn ghép bắt đầu ra quả và từ đó đến nay năm nào nhãn ghép cũng sai quả hơn so với giống địa phương. Như gia đình ông Đông, với diện tích 1 ha của gia đình, bình quân mỗi năm gia đình ông thu được khoảng 15 tấn/ha quả tươi, giá bán từ 17.000 – 20.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế nhãn ghép gấp bình quân 3 lần giống nhãn địa phương.  

Đến nay, tổng diện tích nhãn ghép của toàn huyện là 400 ha, tập trung tại các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mương Hung, Chiêng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ và thị trấn. Các giống nhãn chất lượng cao tại các mô hình đều có triển vọng rất tốt, chất lượng quả to, cùi dày, ngọt và có giá bán cao hơn hẳn giống nhãn trước đây.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó phòng Nông nghiệp huyện Sông mã cho biết thêm, thời gian tới, trong định hướng phát triển vùng nguyên liệu nhãn sẽ định hướng phát triển nhãn ghép. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ phối hợp với sở khoa học công nghệ và các sở, ngành khác nghiên cứu công nghệ chế biến long nhãn đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt có thể xây dựng nhà máy chế biến long nhãn tại bản Nam của xã Chiêng Khoong và tiếp tục vận động nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn, nhằm tăng năng suất cho các mùa tiếp theo.

Tuy nhiên, ngay cả khi có loại nhãn được coi là chất lượng cao, được nhiều người ưa chuộng thì thị trường tiêu thụ hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Vì vậy, trong định hướng phát triển nhãn của địa phương, huyện Sông Mã chỉ định hướng cho bà con ghép cải tạo vườn nhãn bằng giống chín muộn khoảng 30%, số còn lại để đưa vào sấy long nhãn.

Lại chuẩn bị vào một mùa nhãn vùng biên, câu trả lời về nhãn được mùa được giá hay được mùa mất giá vẫn còn là lời ngỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch
Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.

Bắc Giang đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều cho nông dân
Bắc Giang đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều cho nông dân

VOV.VN - Tại tỉnh Bắc Giang, mỗi ngày có khoảng 300 xe ô tô các loại túc trực vận chuyển vải thiều xuất khẩu và tiêu thụ ở các thị trường trong nội địa.

Bắc Giang đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều cho nông dân

Bắc Giang đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều cho nông dân

VOV.VN - Tại tỉnh Bắc Giang, mỗi ngày có khoảng 300 xe ô tô các loại túc trực vận chuyển vải thiều xuất khẩu và tiêu thụ ở các thị trường trong nội địa.