Trí tuệ nhân tạo sẽ “nô lệ hóa” con người

VOV.VN -Trí tuệ nhân tạo có thể nhanh chóng vượt qua con người. Khi máy móc có trí thông minh vượt trội, loài người rất có thể trở thành nô dịch của máy móc.

Những thành tựu to lớn của con người về trí tuệ nhân tạo (AI) giúp định hình thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những tiến bộ mới trong lĩnh vực này cũng nảy sinh sự lo ngại ngày càng gia tăng, bởi nguy cơ con người sẽ phụ thuộc vào quyết định của máy móc, nhất là khi AI đạt đến mức độ trí thông minh tổng quát (GI). Khiến câu hỏi về sự thật vấn đề này được giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm.

Từ nỗi lo của Elon Musk…

Mới đây, ông chủ của Tesla và SpaceX chia sẻ trên Twitter rằng, loài người cần nâng cao cảnh giác khi phát triển AI, nhất là sau khi dự án AI do Musk hỗ trợ đánh bại những game thủ chuyên nghiệp. Trước đó, ông này cũng đã nhận định AI có thể trở thành “mối đe dọa lớn nhất hiện nay”.

Cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo được dự đoán là sẽ thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người (Ảnh: AFP)

Ông Musk đã nhiều lần dự đoán rằng, vào một ngày nào đó, AI sẽ huỷ diệt con người, rằng AI có thể làm nhiều việc nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Phát biểu tại Hiệp hội các thống đốc Mỹ, tỷ phú Musk cho biết, AI là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội con người và cần phải được kiểm soát trước khi quá muộn.

Nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ lo ngại, con người với sự hạn chế về tiến hóa sinh học có thể bị thay thế bởi AI.

Một AI thông minh không có khả năng biểu lộ cảm xúc của con người như tình yêu hay thù ghét, song AI có thể trở thành một nguy cơ nếu nó bị điều khiển, lập trình với những mục đích xấu xa.

Trong giới chuyên gia có những ý kiến cho rằng sự phát triển của AI lại chính là “con dao hai lưỡi”, rằng “trong khi AI có thể là niềm hy vọng lớn nhất ngăn cản làn sóng tấn công mạng…, bản thân nó cũng có thể tạo ra thêm nhiều chiến thuật tấn công tiên tiến trong ngắn hạn”.

Từ kết quả cuộc khảo sát của Cylance ngày 1/8 vừa qua cho thấy, có tới 62% số người được hỏi cho biết, AI sẽ bị sử dụng vào việc tấn công mạng, 32% cho rằng AI sẽ không có khả năng này, còn 6% trả lời không biết.

Sự lo lắng lớn nhất của giới chuyên gia đối với AI chính là sự “nô lệ hóa” con người. Sự quan tâm này gần đây đã thu hút sự chú ý của những người nổi tiếng như thiên tài vật lý Stephen Hawking, tỷ phú Bill Gates, doanh nhân công nghệ Musk...

Trong cuốn sách siêu trí tuệ (SI), Nick Bostrom cho rằng khi AI đạt mức trí thông minh tổng quát (general intelligence - GI), nó có thể tự lập ra những thuật toán mới để đạt tới mức SI. Và với khả năng xử lý điện toán cực nhanh, cộng với Big Data (công nghệ tập hợp dữ liệu lớn) nó có thể nhanh chóng vượt qua con người để đạt tới mức siêu nhiên.

Cũng giống như loài người thống trị sinh vật trái đất, vì có trí thông minh hơn hẳn, khi máy móc có trí thông minh vượt trội, loài người rất có thể trở thành nô dịch của máy móc. Để đạt mục tiêu nào đó, AI có thể bất chấp sự hy sinh của con người, vì trong “mắt” chúng, con người cũng giống như một cỗ máy.

Theo Bill Joy, Giám đốc khoa học của Sun Microsystems thì “Có một vấn đề rất lớn đối với xã hội loài người khi AI trở nên phổ biến, đó là chúng ta sẽ bị lệ thuộc. Khi AI trở nên hoàn thiện và thông minh hơn, chúng ta sẽ cho phép bản thân mình nghe theo những quyết định của máy móc, vì các cỗ máy luôn đưa ra quyết định chính xác hơn con người”.

Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang nghiên cứu dự án Autonomous Tactical Robot (EATR), trong đó các robot sẽ sử dụng công nghệ nano để hấp thụ năng lượng bằng những chất hữu cơ có thể là từ cây cối, động vật và xác người, đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu sợ ngay từ bây giờ”.

Đến sự lạc quan của Mark Zuckerberg…

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, các AI hiện nay vẫn chưa đạt tới mức GI, tức là không có khả năng xử lý tất cả tình huống xảy ra trong thực tế giống như con người.

Việc đưa AI đạt tới mức GI luôn là thách thức của các nhà phát triển từ trước đến nay. Bởi vì khác với con người, máy móc chỉ có thể học một lần một loại kỹ năng.

Ông chủ của Facebook vẫn lạc quan về sự phát triển của tri tuệ nhân tạo (Ảnh: AP)

Theo đó, máy chơi cờ tướng chỉ có thể chơi cờ tướng, cho dù nó có thể học hàng tỷ nước đi của cờ này, nhưng lại không thể đi một nước của cờ vua. Vì muốn chuyển máy sang chơi cờ vua con người buộc nó phải quên tất cả dữ liệu liên quan đến cờ tướng, nên AI khó có thể đủ tính linh hoạt để giải quyết những vấn đề theo cách mà con người vẫn làm.

Vì thế, ông Zuckerberg chủ Faebook nói: “Tôi là người lạc quan với mọi thứ, thật sự lạc quan với mọi điều trong cuộc sống. Tôi tin bạn có thể xây những thứ để cho cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Ông nói thêm: “Người ta nói rằng AI sẽ làm hại con người trong tương lai, nhưng tôi lại nghĩ rằng công nghệ có thể được áp dụng vào cả hai hướng tốt và xấu. Bạn cần phải thật cẩn thận về cách mà mình xây dựng công nghệ và phải thật cẩn thận về thứ mà bạn đang xây, cách mà bạn sử dụng”.

Ông Adam Cheyer đồng sáng lập của chức năng Siri (IBM), một chức năng hỗ trợ sử dụng AI đã so sánh nỗi sợ về việc AI sẽ trở nên quá thông minh cũng giống với việc lo ngại bùng nổ dân số trên Sao Hỏa.

Ông khẳng định “Chúng ta còn chưa chạm được đến khởi đầu của AI. Thậm chí còn chưa làm được điều gì”.

Và chưa có lý do để hoảng loạn…

Giới nghiên cứu còn nhiều ý kiến cho rằng, trong thời điểm hiện nay, chưa có lý do gì để hoảng loạn, bởi AI cần có những bước tiến lớn trước khi nó có thể tương xứng với não bộ con người, nếu con người nhận thức sớm và có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa thích hợp ngay từ bây giờ.

Phải thừa nhận sự thật rằng, con người sẽ luôn dùng chính những công nghệ họ phát minh ra vào cả mục đích tốt và xấu. Điều quan trọng là, cần lập ra các kế hoạch phát triển bền vững và an toàn, làm sao cho AI phát huy tốt nhất ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội mà vẫn thúc đẩy nền văn minh nhân loại.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 quốc gia đang nghiên cứu các robot chiến trường (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Nhật…) Vì thế, nhiều người lo ngại điều này sẽ sớm dẫn đến việc máy móc có thể giết hại con người mà con người không kiểm soát được.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) cũng đang nghiên cứu chuyên sâu về AI, nhằm phát triển một phương pháp tiếp cận mang tính an toàn và tạo ra công cụ hữu ích giám sát các hoạt động liên quan đến AI, đồng thời vẫn phải đảm bảo con người là trung tâm cho sự phát triển của công nghệ AI.

Theo đó, có thể dùng cộng đồng để kiểm soát AI, điển hình là dự án OpenAI - đóng vai trò phát triển các kỹ thuật và sản phẩm AI, song đồng thời cũng đứng ra kiểm soát để AI không làm hại đến con người, đó là hướng đi đúng mà giới nghiên cứu khoa học AI đang theo đuổi.

Quan ngại về sự rủi ro từ AI, khiến các đại gia công  nghệ thế giới đã có những khoản đóng góp và đầu tư tương đối cao vào lĩnh vực này. Hồi đầu năm 2015, Elon Musk đã tặng 10 triệu USD cho Viện Tương lai Cuộc sống để tài trợ cho nghiên cứu về việc “phát triển trí tuệ mà chúng ta có thể quản lý”.

Như vậy, AI là một trong những sản phẩm phi thường của nhân loại, sự phát triển công nghệ AI được thúc đẩy bởi sự khôn ngoan của con người. Mặt khác, cho dù xu hướng của AI ngày càng giống bộ não của con người hơn, nhưng về cơ bản nó vẫn chỉ là những cỗ máy phục vụ con người và con người sẽ sớm tìm ra phương thức quản lý hữu hiệu đối với AI trước khi nó có thể làm hại “ông chủ” của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo biết... nói dối
Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo biết... nói dối

Hệ thống AI có thể giả vờ tỏ ra quan tâm yêu thích một vật vô giá trị, rồi sau đó nhường nó để đổi lấy thứ nó thực sự mong muốn.

Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo biết... nói dối

Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo biết... nói dối

Hệ thống AI có thể giả vờ tỏ ra quan tâm yêu thích một vật vô giá trị, rồi sau đó nhường nó để đổi lấy thứ nó thực sự mong muốn.

Google sử dụng trí tuệ nhân tạo chống nạn cực đoan hóa trên internet
Google sử dụng trí tuệ nhân tạo chống nạn cực đoan hóa trên internet

VOV.VN - Google vừa thông báo sẽ sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn những luồng thông tin mang tính thù địch và cực đoan trên Internet.

Google sử dụng trí tuệ nhân tạo chống nạn cực đoan hóa trên internet

Google sử dụng trí tuệ nhân tạo chống nạn cực đoan hóa trên internet

VOV.VN - Google vừa thông báo sẽ sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn những luồng thông tin mang tính thù địch và cực đoan trên Internet.

Ngành trí tuệ nhân tạo sắp có tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên
Ngành trí tuệ nhân tạo sắp có tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên

VOV.VN - Tỉ phú tự thân người Mỹ Mark Cuban nhận định, thế giới sắp có 'tỉ phú 1.000 tỉ USD' đầu tiên nhờ trí tuệ nhân tạo.

Ngành trí tuệ nhân tạo sắp có tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên

Ngành trí tuệ nhân tạo sắp có tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên

VOV.VN - Tỉ phú tự thân người Mỹ Mark Cuban nhận định, thế giới sắp có 'tỉ phú 1.000 tỉ USD' đầu tiên nhờ trí tuệ nhân tạo.

Apple sẽ trang bị chip trí tuệ nhân tạo cho iPhone?
Apple sẽ trang bị chip trí tuệ nhân tạo cho iPhone?

VOV.VN - Chip trí tuệ nhân tạo cho phép điện thoại thực hiện các tác vụ phức tạp nhưng lại không cần đến sự can thiệp của bộ vi xử lý trung tâm.

Apple sẽ trang bị chip trí tuệ nhân tạo cho iPhone?

Apple sẽ trang bị chip trí tuệ nhân tạo cho iPhone?

VOV.VN - Chip trí tuệ nhân tạo cho phép điện thoại thực hiện các tác vụ phức tạp nhưng lại không cần đến sự can thiệp của bộ vi xử lý trung tâm.