Triển khai kế hoạch hành động quốc gia vì Việt Nam phát triển bền vững

VOV.VN - Vấn đề được đưa ra bàn thảo tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030.

Sáng nay (7/7), tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia, thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chủ trì hội nghị.

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5/2017, bao gồm 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể. Các nhiệm vụ cụ thể được phân kỳ thực hiện theo 2 giai đoạn 2017-2020 và 2021-2030.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (bên phải) chủ trì hội nghị.
Đặc biệt, kế hoạch hành động nhấn mạnh vai trò của tất cả các bên liên quan, từ các bộ ban ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế trong việc trực tiếp tham gia, đóng góp tiếng nói, hành động vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu nêu những khó khăn, thách thức khi triển khai chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững đối với cac bộ, ngành địa phương. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi bắt đầu giảm mạnh.

Bên cạnh việc huy động nguồn lực trong nước để thực hiện chương trình nghị sự 2030, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về nâng cao năng lực, thể chế cũng như nguồn lực tài chính, đặc biệt những mục tiêu liên quan đến bất bình đẳng về thu nhập và điều kiện sống, tạo việc làm, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế và môi trường bền vững…

Nhiều ý kiến đóng góp cho chương trình phát triển bền vững nhấn mạnh vào các mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục… gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, hành động ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tạo điều kiện để mọi người trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận các nguồn lực chung, ưu tiên tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất…

Ông Đặng Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho rằng, tới đây, thách thức lớn nhất của Việt Nam là vấn đề giải quyết sự mất cân đối; tiếp cận và chất lượng dịch vụ, đặc biệt ở những khu vực còn nhiều khó khăn cũng như nhóm yếu thế trong xã hội.

“Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tốt hơn các nguồn tài chính, cũng như công tác chỉ đạo hệ thống trong chi trả cho dịch vụ y tế theo các mục tiêu đã đặt ra, đặc biệt là đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác y tế dự phòng, y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu tại vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác”, ông Hùng kiến nghị.

Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều nội dung các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020, việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, triển khai sáng kiến Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, Việt Nam sẽ tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện kế hoạch hành động và các mục tiêu phát triển bền vững; Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,

Bên cạnh đó, đẩy mạnh lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương, huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương kiến nghị vay vốn ODA cho các dự án điện nông thôn
Bộ Công Thương kiến nghị vay vốn ODA cho các dự án điện nông thôn

VOV.VN - Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ vay vốn ODA làm nguồn ngân sách cấp cho các dự án điện nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.

Bộ Công Thương kiến nghị vay vốn ODA cho các dự án điện nông thôn

Bộ Công Thương kiến nghị vay vốn ODA cho các dự án điện nông thôn

VOV.VN - Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ vay vốn ODA làm nguồn ngân sách cấp cho các dự án điện nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA
Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

VOV.VN -Theo quy định mới, báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

VOV.VN -Theo quy định mới, báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán độc lập.

Đầu tư PPP: Địa phương được vay lại vốn ODA tới 70% làm vốn góp
Đầu tư PPP: Địa phương được vay lại vốn ODA tới 70% làm vốn góp

VOV.VN - Theo quy định mới, tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng làm phần đóng góp của địa phương trong các dự án hợp tác công tư (PPP) là 70%.

Đầu tư PPP: Địa phương được vay lại vốn ODA tới 70% làm vốn góp

Đầu tư PPP: Địa phương được vay lại vốn ODA tới 70% làm vốn góp

VOV.VN - Theo quy định mới, tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng làm phần đóng góp của địa phương trong các dự án hợp tác công tư (PPP) là 70%.