Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 được đánh giá tích cực

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, quốc tế có đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Dự báo tăng trưởng 6,8%

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ chiều tối nay (1/8), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, 7 tháng qua, tình hình thế giới tiếp tục biến động khó lường. IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống 3,2% (thấp hơn 0,1% điểm so với dự báo tháng 4/2019). Thương mại toàn cầu 6 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng trưởng dưới 1% (quý 1/2019 tăng 0,5%)...

Song, với Việt Nam, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực tình hình, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019. IMF dự báo tăng trưởng của Việt Nam khoảng 6,5% năm 2019; WB dự báo tăng trưởng ở mức 6,6%; ADB lạc quan hơn với dự báo tăng trưởng 6,8%, ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019. (Ảnh minh họa)

Chỉ số phát triển bền vững năm 2019 (SDG Index 2019) mới được Ban Thư ký LHQ công bố, theo đó Việt Nam xếp hạng 54/162 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 2 sau Thái Lan, năm 2018 đứng thứ 3).

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII Index 2019) mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới công bố, Việt Nam tiếp tục tăng 3 bậc, xếp hạng 42/129 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong khu vực ASEAN xếp thứ 3 sau Singapore, Malaysia).

Đồng thời, Nikkei cũng vừa công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam tăng nhẹ từ 52,5 điểm của tháng 6 lên 52,6 điểm trong tháng 7. So sánh với các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 sau Myanmar (52,9 điểm), xếp trên Philippines (52,1 điểm), Thái Lan (50,3 điểm). Ước tính dựa vào PMI cho thấy sản lượng ngành sản xuất sẽ có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng 2 con số theo năm vào quý III/2019.

Các cân đối lớn được đảm bảo

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn luôn luôn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng qua tăng 2,61% so với cùng kỳ, đây là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 7 diễn ra tại Hà Nội, chiều tối 1/8/2019.

Tổng thu NSNN tăng khá, cả ngân sách Trung ương và địa phương đều tăng (thu NSTW 6 tháng đạt 51,5% dự toán, cùng kỳ đạt 46,7%, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây); chi NSNN đang được siết chặt, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển và quản lý chặt bội chi NSNN.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%; đặc biệt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%; tỷ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% (cùng kỳ là 29%). Xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, nhưng ngành nông nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tốt về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến...; xuất khẩu một số nông sản tiếp tục tăng khá.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá 9,4%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao 10,7%; ngành khai khoáng tăng nhẹ; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin: Vốn FDI thực hiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,52 tỷ USD, tăng 77,8%. Có 79.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về vốn đăng ký. Có 24.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 29,9%.

Một tin vui nữa về kinh tế được người phát ngôn Chính phủ nhắc đến là 4 ngân hàng lớn đều tuyên bố giảm lãi suất 0,5%. Tiếp đó, các ngân hàng thương mại sẽ hạ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng nêu 3 nguyên nhân đưa kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2018
Thủ tướng nêu 3 nguyên nhân đưa kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2018

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, những mục tiêu như Chính phủ số, sự liêm chính… khó đi vào thực hiện nếu không cải cách thực tiễn. 

Thủ tướng nêu 3 nguyên nhân đưa kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2018

Thủ tướng nêu 3 nguyên nhân đưa kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2018

VOV.VN - Thủ tướng cho rằng, những mục tiêu như Chính phủ số, sự liêm chính… khó đi vào thực hiện nếu không cải cách thực tiễn. 

Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Theo đánh giá của TS. Huỳnh Thế Du, rủi ro của nền kinh tế Việt Nam ở các doanh nghiệp lớn nhanh bất thường.

Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Theo đánh giá của TS. Huỳnh Thế Du, rủi ro của nền kinh tế Việt Nam ở các doanh nghiệp lớn nhanh bất thường.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng về tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng về tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam

VOV.VN - “Chúng tôi ấn tượng với tốc độ phát triển kinh tế đi đôi với nhu cầu phát triển năng lượng của Việt Nam”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng về tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng về tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam

VOV.VN - “Chúng tôi ấn tượng với tốc độ phát triển kinh tế đi đôi với nhu cầu phát triển năng lượng của Việt Nam”.

Nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019
Nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019

VOV.VN - Kinh tế năm 2019 có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018, khi lạm phát năm 2019 có thể cao hơn năm 2018 do có sức ép gia tăng.

Nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019

Nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019

VOV.VN - Kinh tế năm 2019 có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018, khi lạm phát năm 2019 có thể cao hơn năm 2018 do có sức ép gia tăng.

Kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ đối mặt với nhiều thách thức
Kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ đối mặt với nhiều thách thức

VOV.VN - Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng khi gia nhập CPTPP, nhưng Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội, điều kiện kinh doanh còn nhiều rào cản.

Kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ đối mặt với nhiều thách thức

Kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ đối mặt với nhiều thách thức

VOV.VN - Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng khi gia nhập CPTPP, nhưng Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội, điều kiện kinh doanh còn nhiều rào cản.

WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng
WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng

VOV.VN - Theo đánh giá của chuyên gia WB, nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vốn, do đó, tích lũy vốn là động lực tăng trưởng quan trọng trong giai đoạn tới.

WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng

WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng

VOV.VN - Theo đánh giá của chuyên gia WB, nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vốn, do đó, tích lũy vốn là động lực tăng trưởng quan trọng trong giai đoạn tới.