Trồng cây sa nhân dưới tán rừng có lợi ích kép

VOV.VN-Mô hình trồng cây sa nhân tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang giúp nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. 

Làm kinh tế dưới tán rừng là lợi thế của nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên, nơi có diện tích rừng lớn nhất cả nước với khoảng 2 triệu ha. Tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, mô hình trồng cây sa nhân của bà con dân tộc Ba Na đã giúp nâng cao đời sống, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Sau 5 năm trồng, 8 sào sa nhân dưới tán rừng của gia đình anh Đinh Văn Khoai, dân tộc Ba Na, ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang đã cho thu hoạch ổn định, mỗi năm mang lại khoản thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng. Anh Khoai cho biết, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân tím, anh không phải làm cỏ mà chỉ phải bón phân một lần duy nhất vào lúc mới trồng, nên ít tốn chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao.


Sa nhân tươi hiện có giá khoảng 15.000 đồng/kg, còn khô có giá khoảng 160.000 - 180.000 đồng/kg.

Anh Khoai cho rằng, cây sa nhân tím rất phù hợp với bà con ở đây: “Sa nhân tím được thu 3 lần/năm; làm không tốn công nhiều và có hiệu quả. Nếu không có cây che phủ, sa nhân không lên, cho nên phải trồng kết hợp với giữ rừng.”

Từ hiệu quả mô hình của gia đình anh Đinh Văn Khoai, nhiều bà con trong xã Sơn Lang đã mạnh dạn nhân giống và trồng dưới tán rừng. Đến nay, đã có hàng chục hộ ở xã Sơn Lang trồng cây sa nhân dưới tán rừng với diện tích gần 20ha, tất cả đều phát triển tốt.


Ông Đinh Dương, dân tộc Ba Na, ở làng Hà Nừng, xã Sơn Lang cũng đã trồng 1 ha sa nhân tím dưới tán rừng và rất hài lòng với loại cây này: “Trồng sa nhân giúp bà con có thêm thu nhập, rất phấn khởi. ”

Để khuyến khích việc trồng sa nhân,  Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hà Nừng và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Trạm Lộc, huyện Kbang đã tạo điều kiện cho một số hộ dân vào phát dọn dưới tán rừng để trồng sa nhân.

Theo bà Trương Thị Huệ, ở thôn 3, xã Sơn Lang, chính sách này của các công ty lâm nghiệp vừa giúp bà con có nguồn thu ổn định, vừa bảo vệ được rừng: “Trồng sa nhân giúp thu nhập của gia đình đảm bảo khi vụ mùa chưa tới. Nhà nước tạo kiện cho trồng dưới tán rừng là rất tốt, tạo thêm thu nhập cho người dân đỡ vất vả. Mà trồng cây sa nhân vẫn bảo vệ rừng, vì phát cây dây leo, không lấy gỗ, không ảnh hưởng gì đến rừng.”

Quả sa nhân là một loại dược liệu quý nên có đầu ra rất tốt. Sa nhân tươi hiện có giá khoảng 15.000 đồng/kg, còn phơi khô có giá khoảng 160.000 - 180.000 đồng/kg. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi sào đất rừng trồng sa nhân có thể cho thu hoạch tới hơn 1 tạ quả khô, mang lại khoản thu 16 triệu đồng mỗi năm. Với lợi thế là vùng có diện tích rừng lớn, huyện Kbang nói riêng và nhiều địa phương khác trong vùng Tây Nguyên, có thể phát triển loài sa nhân vừa giúp phát triển kinh tế người dân, vừa giữ rừng hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Kạn cần khai thác thế mạnh rừng và kinh tế rừng
Bắc Kạn cần khai thác thế mạnh rừng và kinh tế rừng

Chiều 2/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng với Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn.

Bắc Kạn cần khai thác thế mạnh rừng và kinh tế rừng

Bắc Kạn cần khai thác thế mạnh rừng và kinh tế rừng

Chiều 2/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng với Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn.

Hà Giang quy hoạch phát triển kinh tế rừng
Hà Giang quy hoạch phát triển kinh tế rừng

Phát triển kinh tế rừng tại Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn trong chính sách vay vốn ưu đãi, giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân.

Hà Giang quy hoạch phát triển kinh tế rừng

Hà Giang quy hoạch phát triển kinh tế rừng

Phát triển kinh tế rừng tại Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn trong chính sách vay vốn ưu đãi, giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân.

Khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế rừng
Khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế rừng

Chúng ta cần phải khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên từ rừng, tiến tới không phải nhập khẩu nguyên liệu.

Khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế rừng

Khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế rừng

Chúng ta cần phải khai thác bền vững, hiệu quả nguồn tài nguyên từ rừng, tiến tới không phải nhập khẩu nguyên liệu.