Trồng rừng ở Quảng Trị: Kẻ cười, người khóc

VOV.VN - Ở Quảng Trị, hiệu quả sử dụng đất rừng không cao, tiền công bảo vệ rừng tự nhiên quá thấp, người dân chưa thực sự gắn bó với rừng.

Tại tỉnh Quảng Trị, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho dân sử dụng, quản lý đã góp phần tích cực giải quyết nhu cầu về đất sản xuất của người dân, hạn chế nạn phá rừng và nâng độ che phủ rừng.

Điều nghịch lý là, trong khi ở đồng bằng, nhiều người giàu lên nhờ trồng rừng thì ở miền núi đa phần người dân rất khó sống được từ trồng rừng. Việc sử dụng đất rừng và công tác bảo vệ rừng tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Sáu năm trước, gia đình ông Hồ Văn Hy ở thôn Tà Lao, xã Tà Long, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị nhận 3 ha đất để trồng rừng. Bao nhiêu vốn liếng, công sức, tiền vay mượn ông dồn hết vào trồng rừng, nuôi hy vọng đổi đời. Vậy mà sau 6 năm dày công chăm sóc, kết quả thu về là con số không, bởi tiền bán gỗ rừng chỉ đủ bù đắp chi phí đầu tư chăm sóc, trả công khai thác vận chuyển-ông Hy quả quyết như vậy.

Đất rừng nhà ông ở tận trên núi cao, đến mùa khai thác, ông phải thuê người chặt cây, khiêng vác hoặc thuê trâu kéo gỗ từ rừng ra bãi tập kết. Bán gỗ, thu tiền, trừ chi phí khai thác, vận chuyển, ông Hy chỉ còn vài triệu đồng trong tay.

Ông Hy chia sẻ: “Ở đây, nếu trồng rừng đường vận chuyển khó khăn nhất. Trong xa đốc đồi thu hoạch không được, phải gùi qua gùi lại, chi phí nhiều, không có lời, chỉ được vài triệu.”

Nhờ trồng rừng, cuộc sống của nhiều người dân đã khấm khá, nhưng cũng không ít người vẫn trong cảnh lầm than. (Ảnh minh họa: Internet).

Hơn 10 năm thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, tỉnh Quảng Trị đã giao 100 nghìn ha đất rừng cho dân và các đơn vị trồng rừng, khai thác, quản lý. Rừng trồng khép kín, góp phần hạn chế gió bão, phòng hộ đầu nguồn, tăng độ che phủ và hạn chế đáng kể tình trạng chặt phá rừng.

Giàu lên nhờ trồng rừng

Theo tính toán của ngành chức năng tỉnh, bình quân mỗi năm, tỉnh Quảng Trị khai thác từ 6.000 ha đến 10.000 ha rừng trồng, chủ yếu là keo lá tràm. Hiện nay, giá 1 khối gỗ keo hơn 1 triệu đồng, mỗi ha rừng trồng, sau khi trừ các khoản chi phí cũng thu được 50 triệu đồng từ tiền bán gỗ. Tính ra, mỗi năm tỉnh Quảng Trị thu về khoảng 400 tỷ đồng từ rừng trồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, tạo ra chuỗi giá trị kinh tế lớn. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ trồng rừng.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với người trồng rừng ở vùng đồng bằng hoặc nơi có đường vận chuyển thuận tiện. Còn tại miền núi, địa hình cách trở thì tiền bán gỗ không đủ chi phí cho đầu tư, chăm sóc, khai thác. Ông Hồ Văn Nhiên, Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện miền núi Đakrông phàn nàn, người dân thấy trồng rừng không hiệu quả nên việc giao đất, giao rừng khó thực hiện.

Mới đây, cán bộ tỉnh về khảo sát, bàn kế hoạch giao 100 ha đất rừng do Bộ đội Biên phòng quản lý cho người dân làm ăn. Nhưng khi chính quyền tổ chức họp dân, phổ biến chủ trương thì bà con e ngại không dám nhận, vì đường sá xa xôi.

Ông Nhiên cho biết: “Chính sách của Đảng, Nhà nước thì hợp lý nhưng do điều kiện ở địa phương, đồi núi quá hiểm trở, khó khăn. Đất gần có chủ, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý rồi, phải đi xa hoặc qua bên kia sông. Cho nên ở xa thì tốn chi phí, vận chuyển rồi công chăm sóc đi lại, tính ra thì lỗ.”

Thời gian qua, ở huyện miền núi Đakrông, nhiều người chặt phá hoặc bán rừng non lấy đất trồng cây sắn, thiệt đơn thiệt kép. Vậy là mục tiêu giao đất trồng rừng không đạt như mong muốn. 

Bà Ly Kiều Vân, Bí thư Huyện ủy Đakrông, tỉnh Quảng Trị trăn trở, Chủ trương giao đất, giao rừng cho đồng bào sản xuất, quản lý bảo vệ rất đúng đắn, hợp lòng dân. Hiện nay, cây keo bán được giá, đầu ra ổn định vì có nhà máy gỗ MDF Quảng Trị thu mua.

Vẫn khó sống được trên đất rừng

Tuy nhiên, đất rừng giao cho dân quán lý nằm tận rừng sâu, xa đường, địa hình cách trở nên hiệu quả sử dụng đất rừng không cao. Còn với những người dân nhận quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên cũng không mấy vui vẻ vì tiền công chăm sóc quá thấp.

Theo bà Ly Kiều Vân, Bí thư Huyện ủy Đakrông, nếu không có chính sách hỗ trợ miền núi thì người dân rất khó sống được trên đất rừng của mình. “Để người dân thực sự bám đất, bám rừng, làm chủ về rừng thì người ta phải được hưởng lợi, thế nhưng người ta chưa thực mặn mà tha thiết làm chủ bảo vệ rừng được. Chúng tôi một huyện nghèo, việc đầu tư mở rừng sản xuất quả thực khó khăn. Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm nghèo bền vững, thế nhưng nếu không có chính sách để người dân ổn định cuộc sống thì chắc chắn tỷ lệ tái nghèo sẽ tiếp tục,” bà Vân nói.

Tỉnh Quảng Trị hiện còn 40.000 ha đất rừng tự nhiên do UBND các xã quản lý. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đang tiến hành rà soát lại quỹ đất rừng để giao cho dân; qua đó tạo công ăn việc làm, bảo vệ rừng tốt hơn.

Ông Lê Văn Quí, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị khuyến cáo người dân chuyển diện tích đất rừng ở xa sang trồng cây bời lời. Cây bời lời chỉ khai thác vỏ, phơi khô dễ vận chuyển, giá vỏ từ 20.000 – 22.000 đồng/kg thì bà con có thể sống được từ rừng. Thế nhưng, đất rừng ở huyện Đakrông lại không phù hợp với cây bời lời và đầu ra chưa thực sự ổn định.

Với mục tiêu “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ”, chủ trương giao đất, giao rừng ở tỉnh Quảng Trị đã góp phần giải quyết đất sản xuất, ổn định cuộc sống người dân ở gần rừng, hạn chế nạn chặt phá, đốt rừng, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, ở miền núi, hiệu quả sử dụng đất rừng không cao, tiền công bảo vệ rừng tự nhiên quá thấp, người dân chưa thực sự gắn bó với rừng. Thực tế này là bài toán khó không chỉ riêng ở tỉnh Quảng Trị./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày hội trồng rừng tại Yên Bái
Ngày hội trồng rừng tại Yên Bái

VOV.VN - Ngày hội trồng rừng do UBND xã Phình Hồ và Canon tại Việt Nam tổ chức nhằm góp vào việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi.

Ngày hội trồng rừng tại Yên Bái

Ngày hội trồng rừng tại Yên Bái

VOV.VN - Ngày hội trồng rừng do UBND xã Phình Hồ và Canon tại Việt Nam tổ chức nhằm góp vào việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi.

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang
Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”
“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.

Hiệu quả từ trồng rừng thay thế nương rẫy ở Bắc Hà
Hiệu quả từ trồng rừng thay thế nương rẫy ở Bắc Hà

VOV.VN -Bắc Hà là địa phương đầu tiên của tỉnh Lào Cai triển khai Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Hiệu quả từ trồng rừng thay thế nương rẫy ở Bắc Hà

Hiệu quả từ trồng rừng thay thế nương rẫy ở Bắc Hà

VOV.VN -Bắc Hà là địa phương đầu tiên của tỉnh Lào Cai triển khai Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan.