Trung du, miền núi phấn đấu đạt GDP 2.000 USD

(VOV) - Mục tiêu này nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trung du miền núi đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1064/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020.

Theo đó, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 là 7,5% và thời kỳ 2016 - 2020 trên 8%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD.

Mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 với tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của vùng là 27%, công nghiệp - xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 21,9% - 38,7% - 39,4%.

Quyết định nêu rõ việc phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-4,5%/năm thời kỳ 2011-2015 và 3,5-4%/năm thời kỳ 2016-2020. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sức cạnh tranh thu hút nhiều lao động.

Trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 11,5% trong thời gian từ 2011 - 2015 và 12,5% giai đoạn từ 2016 - 2020.

Việc đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để khai thác đi đôi với chế biến sâu khoáng sản apatit (Lào Cai); đồng Sin Quyền (Lào Cai); Niken-đồng Bản Phúc (Sơn La); vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên); sắt Quý Sa và Làng Lếch (Lào Cai), Trại Cau (Thái Nguyên); thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì, kẽm, cao lanh, vật liệu xây dựng; đổi mới công nghệ khu gang thép Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, cần phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Tuyên Quang và các nhà máy ván ép xuất khẩu trên địa bàn.

Duy trì và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chè tại các tỉnh trọng điểm như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La; chế biến sữa tại Mộc Châu (Sơn La) và các loại nông sản, thực phẩm tại các địa phương có lợi thế đã hình thành vùng chuyên canh…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giao ban các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc về Chỉ thị 03
Giao ban các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc về Chỉ thị 03

Các tỉnh đã nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.

Giao ban các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc về Chỉ thị 03

Giao ban các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc về Chỉ thị 03

Các tỉnh đã nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.

250 triệu USD phát triển đô thị miền núi phía Bắc
250 triệu USD phát triển đô thị miền núi phía Bắc

(VOV) - Chương trình được chia làm hai giai đoạn bao gồm 13 tỉnh miền núi phía Bắc tham gia.

250 triệu USD phát triển đô thị miền núi phía Bắc

250 triệu USD phát triển đô thị miền núi phía Bắc

(VOV) - Chương trình được chia làm hai giai đoạn bao gồm 13 tỉnh miền núi phía Bắc tham gia.

Chấn chỉnh chăn nuôi khu vực Trung du miền núi phía Bắc
Chấn chỉnh chăn nuôi khu vực Trung du miền núi phía Bắc

(VOV) - Các tỉnh này cần tập trung vào những con vật nuôi lợi thế và có khả năng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Chấn chỉnh chăn nuôi khu vực Trung du miền núi phía Bắc

Chấn chỉnh chăn nuôi khu vực Trung du miền núi phía Bắc

(VOV) - Các tỉnh này cần tập trung vào những con vật nuôi lợi thế và có khả năng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.