Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI đăng ký mới trong 5 tháng

VOV.VN - Việt Nam thu hút hơn 11,07 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2024, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng điều chỉnh vốn.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến 20/05/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư FDI ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 20/05/2024, cả nước có 40.285 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 481,33 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt khoảng 305,43 tỷ USD, bằng gần 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, khu vực FDI xuất siêu 19,57 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 18,52 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 11,05 tỷ USD.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,98 tỷ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 514,2 triệu USD và gần 342,2 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,9%) và điều chỉnh vốn (chiếm 62,3%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 43,4%).

Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới

Về đối tác đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 05 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,25 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng vốn đầu tư, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai với gần 1,45 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, gấp hơn hơn 2,2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, …

Đáng chú ý, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,3%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,1%) và GVMCP (chiếm 26,3%).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ vướng để doanh nghiệp FDI thuận lợi đầu tư
Gỡ vướng để doanh nghiệp FDI thuận lợi đầu tư

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI mong muốn chính quyền địa phương chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Gỡ vướng để doanh nghiệp FDI thuận lợi đầu tư

Gỡ vướng để doanh nghiệp FDI thuận lợi đầu tư

VOV.VN - Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI mong muốn chính quyền địa phương chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Thu hút FDI có chọn lọc, không để doanh nghiệp nước ngoài tận dụng lợi ích
Thu hút FDI có chọn lọc, không để doanh nghiệp nước ngoài tận dụng lợi ích

VOV.VN - Trong thu hút FDI, cần xem xét các khoản thuế ưu đãi đầu tư đối với các DN thành lập mới thuê địa điểm tại Việt Nam, tránh việc hy sinh quyền lợi quốc gia để doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi.

Thu hút FDI có chọn lọc, không để doanh nghiệp nước ngoài tận dụng lợi ích

Thu hút FDI có chọn lọc, không để doanh nghiệp nước ngoài tận dụng lợi ích

VOV.VN - Trong thu hút FDI, cần xem xét các khoản thuế ưu đãi đầu tư đối với các DN thành lập mới thuê địa điểm tại Việt Nam, tránh việc hy sinh quyền lợi quốc gia để doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi.