Trung Quốc dẫn đầu vốn FDI đổ vào Việt Nam 7 tháng năm 2019

VOV.VN - Trong 7 tháng năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với 1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/7/2019, Việt Nam thu hút 2.064 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8.272,4 triệu USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.425,6 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt 11.698 triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc dẫn đầu vốn FDI đổ vào Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019. (Ảnh minh họa: Nguyễn Quỳnh/VOV.VN)

Trong 7 tháng còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỷ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỷ USD.

Vốn FDI đổ nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.059 triệu USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.473,4 triệu USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1.123,7 triệu USD, chiếm 13,6%; Đặc khu Hành chính Hongkong (Trung Quốc) 991,6 triệu USD, chiếm 12%; Singapore 942,9 triệu USD, chiếm 11,4%; Đài Loan (Trung Quốc) 359,1 triệu USD, chiếm 4,34%...

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 766,2 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là TP HCM (688,7 triệu USD), Tây Ninh (599,4 triệu USD), Bắc Ninh (597,6 triệu USD), Đồng Nai (541,9 triệu USD), Hải Phòng (412,4 triệu USD), Bắc Giang (400,1 triệu USD).../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI
Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi có đến 77% giá trị sản phẩm là nhập khẩu.

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi có đến 77% giá trị sản phẩm là nhập khẩu.

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?
Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

VOV.VN - Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn nếu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

VOV.VN - Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn nếu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?
Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

VOV.VN -Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chính sách tiền lương quá thấp, thì đối tượng hưởng lợi nhất là các doanh nghiệp FDI.

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

VOV.VN -Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chính sách tiền lương quá thấp, thì đối tượng hưởng lợi nhất là các doanh nghiệp FDI.

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội
Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

VOV.VN - Trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với 1.676,8 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

VOV.VN - Trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với 1.676,8 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel
Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.

Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới
Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới

VOV.VN - Việt Nam cần đón những nhà đầu tư FDI tạo ra thế bứt phá mới, kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo đà phát triển cùng đi lên.

Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới

Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới

VOV.VN - Việt Nam cần đón những nhà đầu tư FDI tạo ra thế bứt phá mới, kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo đà phát triển cùng đi lên.