Trung Quốc phản đối Báo cáo thị trường của Ủy ban châu Âu

VOV.VN - Người phát ngôn Hoa Xuân Doanh cho rằng, những nội dung trong Báo cáo của Ủy ban châu Âu EC là xuyên tạc và sai lệch sự thật.

Hôm qua (21/12), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Hoa Xuân Doanh đã phản đối mạnh mẽ Báo cáo gần đây của Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, nền kinh tế của Trung Quốc bị bóp méo nghiêm trọng do sự can thiệp của nhà nước.

Người phát ngôn Hoa Xuân Doanh cho rằng, những nội dung trong Báo cáo của Ủy ban châu Âu EC là xuyên tạc và sai lệch sự thật, có mục đích kỳ thị và không công bằng nhằm vào Trung Quốc. Việc EC áp dụng tiêu chuẩn kép đối với Trung Quốc là hành vi đi ngược lại quy định của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nước này. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Doanh.
Bà Hoa Xuân Doanh cũng yêu cầu châu Âu tuân thủ nghiêm túc các quy định của WTO, thực hiện một cách toàn diện và có thiện ý các quy định và nghĩa vụ quốc tế, tránh lạm dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, bảo vệ đại cục quan hệ hợp tác thương mại Trung Quốc – châu Âu.

Được biết, ngày 20/12 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra Báo cáo đánh giá về các thị trường kinh tế bị bóp méo, trong đó chỉ đích danh Trung Quốc đã thiết lập tất cả các chương trình nghị sự kinh tế, sử dụng các ngân hàng như là công cụ và áp dụng một hệ thống tài chính “cứng nhắc và bóp méo” cũng như đối xử ưu đãi với các công ty nội địa.

Những công ty của Trung Quốc trong các ngành chú trọng được nhận đất với giá thuê rất rẻ, sử dụng năng lượng giá rẻ, được ưu tiên trong quyền tiếp cận vốn, chi phí vay thấp... Báo cáo sử dụng từ “bóp méo” và “can thiệp” lần lượt 92 lần và 95 lần để nhận định về nền kinh tế Trung Quốc.

Trước đó Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng từ chối đề xuất được công nhận làm nền kinh tế thị trường của Trung Quốc. Nếu theo đúng lộ trình, Trung Quốc sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường vào năm ngoái, tức 15 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Tuy nhiên do những cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ ngành sản xuất trong nước nên lộ trình này đã bị kéo dài vô thời hạn./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

VOV.VN - GDP quý I của Trung Quốc đạt gần 2.500 tỷ USD, tăng 6,7% nhưng thấp hơn 0,1% so với quý 4/2015 và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 7 năm

VOV.VN - GDP quý I của Trung Quốc đạt gần 2.500 tỷ USD, tăng 6,7% nhưng thấp hơn 0,1% so với quý 4/2015 và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?
Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.