Từ 1/5, Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu

VOV.VN - Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn gốc.

Từ ngày 1/4/2018 Trung Quốc áp dụng thử nghiệm tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp phía Trung Quốc xin nhập khẩu nông sản, hoa quả, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch động, thực vật.

Trong đó yêu cầu phải có đầy đủ thông tin: tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu bất cứ lúc nào.

Quy định này sẽ được cơ quan kiểm dịch, kiểm nghiệm phía Trung Quốc thực hiện nghiêm túc từ ngày 1/5/2018.

Từ 1/5/2018, Trung Quốc bắt buộc tất cả lô hàng trái cây nhập khẩu vào nước này phải đóng gói, có đầy đủ các thông tin để truy xuất nguồn . (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường. Trong đó rào cản kỹ thuật như, quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu.

Mặc dù sẽ gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng các hàng rào kỹ thuật của các nước có nhu cầu nhập khẩu trái cây, bắt buộc nông dân Việt Nam phải nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cả nông dân, doanh nghiệp và chính cơ quan quản lý cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra của mình. Cần phải quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ
Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

80.000 quả sầu riêng Thái Lan được người dân Trung Quốc mua hết veo trong vòng 60 giây trở thành niềm mơ ước của nông sản Việt.

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

80.000 quả sầu riêng Thái Lan được người dân Trung Quốc mua hết veo trong vòng 60 giây trở thành niềm mơ ước của nông sản Việt.

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng
Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

VOV.VN - Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các sản phẩm nông sản nhập ngoại khi nông sản trong nước thì dư thừa, hàng Việt đang thua ngay trên sân nhà.

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

VOV.VN - Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các sản phẩm nông sản nhập ngoại khi nông sản trong nước thì dư thừa, hàng Việt đang thua ngay trên sân nhà.

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn
Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

VOV.VN - Trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản.

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

VOV.VN - Trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản.

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra
Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

VOV.VN - Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

VOV.VN - Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.