Từ 20/5, khai thác thủy sản không phép sẽ bị phạt 100 triệu đồng

Mức phạt 100 triệu được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền cá nhân.

Từ ngày 20/5 tới, hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Đây là nội dung đáng chú ý trong Nghị định 38 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản vừa được Chính phủ ban hành.

Cụ thể, việc khai thác thuỷ sản không có giấy phép cũng có thể khiến người vi phạm bị tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá.

Ngoài ra, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không mang giấy phép khai thác thủy sản (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m để khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản (GPKTTS); sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong nội địa mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn.

Mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong GPKTTS; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn.

Các vi phạm sau sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có GPKTTS hoặc giấy phép đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong GPKTTS.

Mức phạt 100 triệu được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, tùy theo mức vi phạm, chủ tàu còn bị tịch thu thủy sản khai thác; tịch thu ngư cụ hoặc tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá...

Các mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền cao gấp đôi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống còn 2,8 triệu tấn/năm
Giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống còn 2,8 triệu tấn/năm

VOV.VN - Giảm số lượng tàu đánh bắt thủy sản, giảm sản lượng khai thác xuống còn 2,8 triệu tấn/năm, tăng cường nuôi trồng và chuyển đổi nghề bền vững cho ngư dân - đó là những mục tiêu quan trọng mà ngành thủy sản đặt ra từ nay đến năm 2030 nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống còn 2,8 triệu tấn/năm

Giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống còn 2,8 triệu tấn/năm

VOV.VN - Giảm số lượng tàu đánh bắt thủy sản, giảm sản lượng khai thác xuống còn 2,8 triệu tấn/năm, tăng cường nuôi trồng và chuyển đổi nghề bền vững cho ngư dân - đó là những mục tiêu quan trọng mà ngành thủy sản đặt ra từ nay đến năm 2030 nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đang cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các địa phương và người dân.

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

VOV.VN - Bảo đảm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đang cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các địa phương và người dân.