Từ hôm nay 19/5, một số doanh nghiệp phá sản được xem xét xóa nợ

VOV.VN - Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg chính thức có hiệu lực hôm nay (19/5).

Theo đó, tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, điều kiện xóa nợ là tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn không có khả năng trả nợ.

Đồng thời, thuộc một trong các trường hợp sau đây được xem xét xóa nợ:

- Khách hàng vay vốn bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể.

- Khách hàng sau khi hết thời gian khoanh nợ mà vẫn không có khả năng trả nợ và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.

- Tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn đều bị rủi ro do mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh hiểm nghèo; mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…

- Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước đã được áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thể thu hồi được; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 “phá sản”?
Vì sao mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 “phá sản”?

VOV.VN - Ước đến tháng 10/2020, cả nước mới có 795.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Như vậy, mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam có thể sẽ “phá sản”.

Vì sao mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 “phá sản”?

Vì sao mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 “phá sản”?

VOV.VN - Ước đến tháng 10/2020, cả nước mới có 795.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Như vậy, mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam có thể sẽ “phá sản”.

Đừng để doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn hỗ trợ
Đừng để doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn hỗ trợ

VOV.VN - Cần những giải pháp cụ thể trong khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, tránh để tình trạng doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được gói hỗ trợ, vốn.

Đừng để doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn hỗ trợ

Đừng để doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn hỗ trợ

VOV.VN - Cần những giải pháp cụ thể trong khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, tránh để tình trạng doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được gói hỗ trợ, vốn.

Mỗi ngày, cả nước có 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể
Mỗi ngày, cả nước có 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể

VOV.VN - 8 tháng qua, cả nước có 68.900 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

Mỗi ngày, cả nước có 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể

Mỗi ngày, cả nước có 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể

VOV.VN - 8 tháng qua, cả nước có 68.900 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.