“Tứ Sơn” trong phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa

VOV.VN -"Tứ sơn” - 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành các trọng điểm thu hút đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế...

Trong chiến lược phát triển trở thành một cực tăng trưởng mới và động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa tập trung xây dựng 4 trung tâm  kinh tế động lực (gọi tắt là “”tứ Sơn”), với vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, gồm: TP Thanh Hóa- Sầm Sơn; khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn; khu vực Thạch Thành - Bỉm Sơn và khu vực Lam Sơn- Sao Vàng.

Với việc khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế và có những bước phát triển mạnh mẽ, “tứ Sơn” được xác định là đòn bẩy, tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

 "tu son" trong phat trien kinh te tinh thanh hoa hinh 1
Một góc biển của Thanh Hóa sau những nỗ lực đổi mới. (Ảnh: Truyền hình Thanh Hóa).

Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ, thị xã Bỉm Sơn có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2015-2020, thị xã đã thu hút được 59 dự án đầu tư mới, với tổng mức vốn đăng ký trên 22.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước. Trong đó một số dự án lớn như: dự án dây chuyền 1,2,3 nhà máy xi măng Long Sơn; dây chuyền công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn...

Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc kinh doanh Công ty xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2019 chúng tôi đầu tư giai đoạn 3 và tháng 12/2020 sẽ đi vào hoạt động. Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa, các dự án của chúng tôi có 4  bến cảng và đang thực hiện thi công 2 bến cảng dự kiến tháng 10 hoàn thành.

Tất cả việc triển khai nhanh nhiều dự án tại Thanh Hóa do môi trường đầu tư, thủ tục hành chính của Thanh Hóa rất tốt, tạo niềm tin cho doanh nghiệp chúng tôi vững bước trong công tác đầu tư,...được giúp đỡ và hoạt động rất hiệu quả".

Đến thời điểm hiện tại, “Tứ Sơn” đang trong lộ trình thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, Khu kinh tế Nghi Sơn, 1 trong 8 Khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước đã trở thành đô thị công nghiệp năng động với nhiều tiềm năng, dư địa để tiếp tục bứt phá.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm trong khu kinh tế đạt 35,3%; các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có lợi thế duy trì tăng trưởng cao; các ngành dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Trước tiên là rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, từ 30-60% so với quy định, có những thủ tục giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ, cắt giảm đến 90% thời gian.

Đổi mới thái độ phục vụ, xây dựng cơ quan văn hóa trong giao tiếp với tổ chức cá nhân; cán bộ, công chức vi phạm quy chế về văn hóa công chức sẽ bị xử lý; yêu cầu các lãnh đạo ký cam kết không gây phiền hà đối với cá nhân, nếu vi phạm sẽ tự làm đơn xin thôi chức vụ, bị xử lý theo quy định; thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu phải gương mẫu trong công tác cải cách thủ tục hành chính".

 "tu son" trong phat trien kinh te tinh thanh hoa hinh 2
Cảng Hàng không Thọ Xuân góp phần tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào vùng Lam Sơn – Sao Vàng cũng như tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Báo Thanh Hóa).

Đặc biệt, ngày 22/4/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 933 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Tĩnh Gia, là tiền đề quan trọng, mở ra cho Nghi Sơn thời cơ, vận hội mới, để tiếp tục bứt phá trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước.

Trung tâm động lực phía Tây của Thanh Hoá với điểm nhấn là khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng diện tích 1000 ha, được quy hoạch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Với nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh, lại có Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế, dự bị cho cảng hàng không Nội Bài và kết nối trực tiếp với Khu kinh tế Nghi Sơn, tạo thành hành lang nông nghiệp công nghệ cao từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn. 

Trong tương lai, Cảng Hàng không Thọ Xuân sẽ tiếp tục kết nối với nhiều đường bay trong nước và quốc tế. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn hiện là khu vực phát triển năng động, đa ngành, đa lĩnh vực. Với không gian đô thị ngày càng mở rộng và hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa- thành phố Sầm Sơn  đã và đang thu hút nhiều dự án trọng điểm của các tập đoàn, nhà đầu tư lớn.

Trong đó thành phố Thanh Hóa được xác định là đô thị trung tâm tổng hợp cấp vùng, và là trung tâm đầu mối kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Thành phố Sầm Sơn định hướng phát triển thành trung tâm du lịch cấp quốc gia.

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, với xu hướng phát triển du lịch bốn mùa, Sầm Sơn đã và đang tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, hướng đến chuyên nghiệp, đẳng cấp và hiệu quả.

"Để kêu gọi nhà đầu tư, chúng tôi tổ chức quản lý tốt quy hoạch trên địa bàn. Về thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố du lịch Sầm SƠn khởi sắc qua các năm, cả về lượng khách và chất lượng đều tăng. Đến nay rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đầu tư vào Sầm Sơn, hướng đến Sầm Sơn sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư" - ông Tuấn cho biết.

"Tứ sơn” - 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành các trọng điểm thu hút đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và tác động lan tỏa đối với các địa phương khác.

Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 17/7/2020, Bộ Chính trị đã chính thức thông qua Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và lần đầu tiên đồng ý ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, mở đường cho 4 trung tâm kinh tế động lực “tứ Sơn” nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa
Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa

VOV.VN - Những tiềm tăng, lợi thế của Thanh Hóa đang được khai thác đúng hướng, phát huy hiệu quả để hình thành cực tăng trưởng.

Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa

Hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa

VOV.VN - Những tiềm tăng, lợi thế của Thanh Hóa đang được khai thác đúng hướng, phát huy hiệu quả để hình thành cực tăng trưởng.

Tăng thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh
Tăng thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

VOV.VN - Hiện cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) đã tăng thời gian làm việc tại cửa khẩu thêm 2 giờ/ngày, giúp hàng hóa thông quan qua biên giới thuận lợi hơn.

Tăng thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

Tăng thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

VOV.VN - Hiện cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) đã tăng thời gian làm việc tại cửa khẩu thêm 2 giờ/ngày, giúp hàng hóa thông quan qua biên giới thuận lợi hơn.

Sẽ khôi phục thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh
Sẽ khôi phục thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

VOV.VN - Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, địa phương luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề ách tắc hiện nay tại cửa khẩu Tân Thanh và các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn.

Sẽ khôi phục thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

Sẽ khôi phục thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh

VOV.VN - Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, địa phương luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề ách tắc hiện nay tại cửa khẩu Tân Thanh và các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn.