Luật sư tư vấn để chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở

VOV.VN - Việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở ngoài các khoản phí phải nộp theo quy định còn phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương.

Thay vì tìm những căn hộ trong nội đô, giá cao, nhiều người có tiền hiện đang có xu hướng mua đất nông nghiệp trồng cây lâu năm ở các huyện vùng ven để làm nhà vườn, khu sinh thái nghỉ ngơi cuối tuần và các dịp lễ.

Tuy nhiên, để chuyển một phần từ đất nông nghiệp sang đất ở (thổ cư) thì người mua gặp những khó khăn gì và phải bỏ ra những chi phí gì theo quy định?

Trả lời câu hỏi này, luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho biết, theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương.

Luật sư Hà phân tích, theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.

Theo Chủ tịch Công ty Luật SBLAW,  khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân sẽ phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người mua sẽ phải xin cấp, sau đó mới có thể tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Về lệ phí và các khoản thuế phải nộp khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Đối với tiền sử dụng đất, luật sư Hà cho biết, phải nộp theo giá đất ở trừ đi tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp. Còn lệ phí trước bạ, theo quy định, khi được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì cần đăng ký biến động về đất đai trước rồi mới được chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu đủ điều kiện chuyển đổi theo quy định.

Cá nhân, tổ chức sau khi xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng mới có đất do được chuyển quyền sử dụng thì phải nộp lệ phí trước bạ, mức phí là 5% theo giá tính của UBND cấp tỉnh ban hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm thế nào để chia thửa đất mua chung khi có việc muốn bán?
Làm thế nào để chia thửa đất mua chung khi có việc muốn bán?

VOV.VN - Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, nếu hai bên không thể thống nhất và phát sinh tranh chấp thì có thể yêu cầu UBND xã giải quyết.

Làm thế nào để chia thửa đất mua chung khi có việc muốn bán?

Làm thế nào để chia thửa đất mua chung khi có việc muốn bán?

VOV.VN - Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, nếu hai bên không thể thống nhất và phát sinh tranh chấp thì có thể yêu cầu UBND xã giải quyết.

Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải nộp tiền?
Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải nộp tiền?

VOV.VN - Anh chị em phân chia quyền sử dụng đất do bố mẹ mất đi để lại, khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ, UBND xã lại yêu cầu nộp 50 triệu đồng.

Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải nộp tiền?

Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải nộp tiền?

VOV.VN - Anh chị em phân chia quyền sử dụng đất do bố mẹ mất đi để lại, khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ, UBND xã lại yêu cầu nộp 50 triệu đồng.

Mua nhà đất bằng vi bằng, người dân ở Bình Dương nguy cơ mất trắng tài sản
Mua nhà đất bằng vi bằng, người dân ở Bình Dương nguy cơ mất trắng tài sản

VOV.VN - Theo luật sư, việc mua nhà đất bằng vi bằng thì sẽ không được sang tên sổ đỏ. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, pháp luật không thể dựa vào vi bằng để công nhận mảnh đất, ngôi nhà đó thuộc về người mua.

Mua nhà đất bằng vi bằng, người dân ở Bình Dương nguy cơ mất trắng tài sản

Mua nhà đất bằng vi bằng, người dân ở Bình Dương nguy cơ mất trắng tài sản

VOV.VN - Theo luật sư, việc mua nhà đất bằng vi bằng thì sẽ không được sang tên sổ đỏ. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, pháp luật không thể dựa vào vi bằng để công nhận mảnh đất, ngôi nhà đó thuộc về người mua.