Tỷ giá tăng, găm giữ ngoại tệ có lợi không?

VOV.VN - 2 ngày gần đây, tỷ giá tăng mạnh. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này không đáng lo ngại và người dân không nên găm giữ ngoại tệ. 

Trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ giá VND/USD duy trì ổn định quanh mức 23.200 VND/USD. Từ tuần cuối của tháng 4, con số này bắt đầu được điều chỉnh tăng lên.

Đặc biệt, trong 2 ngày hôm qua và hôm nay, (8-9/5), tỷ giá USD trên thị trường bất ngờ tăng mạnh gần 100 đồng và giá bán USD tại các ngân hàng đã vượt 23.400 VND/USD. 

Cụ thể, tỷ giá trung tâm ngày 8/5 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.046 VND/USD, tăng 6 đồng. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng là 23.737 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.355 VND/USD. 

Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD áp dụng cho ngày 9/5 được NHNN công bố ở mức 23.051 VND/USD, tăng 5 đồng so với ngày 8/5.

Trên thị trường, giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, tỷ giá USD tại Vietcombank được niêm yết ở mức 23.300 – 23.420 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với cùng thời điểm ngày trước đó. 

Tại Eximbank, ngân hàng này đã điều chỉnh giá USD tăng thêm 30 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với phiên trước, hiện, đang niêm yết ở mức 23.310 – 23.410 (mua vào – bán ra)…

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tỷ  giá tăng tại thời điểm hiện tại chưa đáng lo ngại. (Ảnh: KT)

Trước tình hình tỷ giá tăng mạnh như hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này không đáng lo ngại.

Theo ông Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, sở dĩ tỷ giá tăng là do số liệu kinh tế Mỹ trong quý 1/2019 tăng mạnh khiến đồng USD đi lên. Ngoài ra, rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gia tăng cũng tạo áp lực cho tỷ giá trong nước. Trong bối cảnh độ mở kinh tế của Việt Nam ở mức cao thì mọi diễn biến của bên ngoài đều tác động tới tình hình kinh tế trong nước. Do đó, việc tỷ giá tăng không đáng lo ngại bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước có nhiều kinh nghiệm để xử lý ứng phó.

Đồng quan điểm, TS. Bùi Quang Tín cho biết, việc tỷ giá tăng trong 2 ngày nay là điều dễ hiểu, vì từ đầu năm đến nay, tỷ giá của các đồng tiền nằm trong rổ bị giảm giá từ 3-7%, đã gây áp lực khiến tỷ giá của VND tăng lên.

Tỷ giá VND, USD trước đó vẫn ổn định, việc tăng tỷ giá mới chỉ diễn ra với mức tăng 1,07%. Trong khi mục tiêu tăng tỷ giá  trong cả năm nay từ 1-2%.

Ngoài ra, đồng USD chỉ là 1 trong 8 rổ tiền tệ điều hành của NHNN hàng ngày và chính sách tỷ giá từ năm 2016 trở lại đây đã tương đối linh hoạt, bám sát thị trường, chính vì thế tỷ giá được duy trì ổn định trong 3 năm qua.

Tỷ giá tăng mạnh, nhiều người dân lo ngại đồng tiền mất giá nên đã “hò” nhau găm giữ ngoại tệ. Ông Bùi Quang Tín cho rằng, việc găm giữ ngoại tệ trong thời điểm này là không có lợi, vì tỷ giá mới tăng ở ngưỡng 1,1-1,2%. Nếu mang USD đi gửi tiết kiệm thì lãi suất chỉ 0% mà thôi, cộng thêm 1,5% biên độ tăng của tỷ giá thì cả năm chỉ lãi 1,5%. Nếu đổi ra VND, mang đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng thì lãi suất được hưởng sẽ trên 8%.

“Người dân không nên đầu cơ ngoại tệ ở thời điểm hiện tại, vì nếu căn cứ vào sự biến động của tỷ giá thì việc biến động tỷ giá lần này không tạo ra lợi nhuận, thậm chí là rủi ro. Thay vì giữ USD, người dân nên giữ VND, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn. Việc giữ USD hoàn toàn không có lợi trừ khi người dân có nhu cầu như mua USD, giữ USD để dành đi du lịch, cho con cái đi du học, chữa bệnh hay thanh toán bằng tiền USD với đối tác…”, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín đưa ra lời khuyên.

Tại một hội nghị được tổ chức mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, tỷ giá không chỉ chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô mà còn chịu tác động từ yếu tố kỳ vọng của thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, biện pháp can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát
Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

VOV.VN - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

VOV.VN - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Tỷ giá tăng cao - Chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ
Tỷ giá tăng cao - Chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ

VOV.VN - Sáng nay (16/2), tại TP HCM, mặc dù tỷ giá USD vẫn ở mức cao nhưng thị trường ngoại tệ ổn định, chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ.

Tỷ giá tăng cao - Chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ

Tỷ giá tăng cao - Chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ

VOV.VN - Sáng nay (16/2), tại TP HCM, mặc dù tỷ giá USD vẫn ở mức cao nhưng thị trường ngoại tệ ổn định, chưa phát hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ.

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất
Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

VOV.VN - Theo nhận định của TS Nguyễn Trí Hiếu, từ nay đến cuối năm, tỷ giá có xu hướng tăng lên, do đó cơ hội giảm lãi suất cho vay là rất thấp.

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

VOV.VN - Theo nhận định của TS Nguyễn Trí Hiếu, từ nay đến cuối năm, tỷ giá có xu hướng tăng lên, do đó cơ hội giảm lãi suất cho vay là rất thấp.