Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hiện lên đến hơn 48%

VOV.VN - Tỷ lệ doanh nghiệp (DN) thua lỗ hiện lên đến hơn 48% tổng số DN. Các DN tư nhân và DN FDI có tỷ lệ thua lỗ cao hơn hẳn so với DN nhà nước.

Sáng nay (22/3), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương và Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 với chủ đề “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp” và công bố ấn phẩm “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017”.

Hội thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018

Phát biểu tại Hội thảo, GS. TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt được những kết quả khả quan. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao hơn kế hoạch 6,7%, và là mức tăng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Động lực tăng trưởng chủ yếu về phía sản xuất là vai trò của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với ngành công nghiệp chế biến chế tạo và sự tăng trưởng của ngành dịch vụ; về phía cầu là từ nhu cầu chi tiêu nội địa ổn định và chi đầu tư từ khu vực tư nhân gia tăng. Môi trường kinh doanh được cải thiện đã tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, GS. Đạt cho hay.

Khu vực doanh nghiệp (DN) còn đối diện nhiều rào cản phát triển. Tỷ lệ kinh doanh thua lỗ liên tục tăng và hiện lên đến hơn 48% tổng số DN.

Khu vực kinh tế đối ngoại đạt được những con số ấn tượng. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh dẫn đến thặng dư cán cân thương mại hàng hóa ở mức 2,7 tỷ USD. Vốn FDI giải ngân đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD. Lạm phát năm 2017 được kiểm soát ở mức thấp và tỷ giá ổn định.

“Với những thuận lợi từ thế giới, động lực từ phía khu vực FDI và sự vươn lên của khu vực tư nhân; từ ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo; nhu cầu nội địa gia tăng, kinh tế Việt Nam năm 2018 dự báo có thể tăng trưởng ở mức 6,6-6,8% với mức lạm phát duy trì ở dưới 4%”, đại diện trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định.

Chi phí "lót tay" cản đường DN

Theo PGS. TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều tồn tại và thách thức. Chất lượng tăng trưởng chưa có cải thiện, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào gia tăng tổng đầu tư và tăng trưởng tín dụng trong khi chất lượng của các nguồn lực vẫn còn thấp. Cách thức tăng trưởng hiện nay khiến dư địa tác động chính sách bị thu hẹp, những chính sách quản lý tổng cầu gây sức ép bất ổn như lạm phát hay bất ổn tài chính.

“Khu vực DN còn đối diện nhiều rào cản phát triển. Khu vực DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ hiện lên đến hơn 48% tổng số DN. Trong ba khu vực, các DN tư nhân và DN FDI có tỷ lệ DN thua lỗ cao hơn hẳn so với DN nhà nước”, ông Tô Trung Thành chỉ rõ.

PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PGS. TS. Tô Trung Thành cho rằng, nếu DN FDI thua lỗ có thể một phần từ hoạt động “chuyển giá”, thì con số hơn 48% DN thuộc khu vực tư nhân thua lỗ, so với hơn 16% DN thuộc khu vực nhà nước thua lỗ đã phản ánh rõ nét những khó khăn rất lớn của khu vực kinh tế tư nhân.

“DN nói chung và DN tư nhân nói riêng vẫn đang đối diện với những rào cản phát triển, trong đó có những rào cản trên các thị trường yếu tố sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan với Nhà nước”, ông Thành khẳng định.

Theo PGS. TS. Tô Trung Thành, tiếp cận tín dụng vẫn là một trong những trở ngại lớn nhất. Ngoài thủ tục vay phức tạp thì rào cản về tài sản thế chấp; lãi suất cao và chi phí “lót tay”, quà tặng vẫn là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chi phí sử dụng lao động có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ trọng chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và kinh phí công đoàn tăng đáng kể. Đánh giá tác động của hàng loạt chính sách mới được áp dụng từ năm 2018, chi phí lao động của doanh nghiệp năm nay có thể tăng lên 6,8%; làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp 11,4%.

“Cơ sở hạ tầng logistics chưa hiệu quả về mặt chất lượng và kết nối, làm cho thời gian và chi phí vận chuyển tăng cao, trở thành một điểm nghẽn đối với quá trình tạo thuận lợi thương mại thay vì trở thành một trong những trụ cột để phát triển như kỳ vọng”, PGS. TS. Tô Trung Thành cho biết thêm.

Để vượt qua những vấn đề tồn tại và thách thức trên, các chuyên gia nhấn mạnh, chính sách gia tăng tổng cung cần được tập trung với quyết tâm lớn trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DN cần được coi là một ưu tiên chính sách.

Theo đó, việc tháo gỡ các rào cản làm giảm khả năng tiếp cận hoặc tăng chi phí tiếp cận các yếu tố sản xuất và chi phí thực hiện nghĩa vụ Nhà nước là rất cần thiết nhằm tiết giảm chi phí của DN và đóng góp vào chính sách gia tăng tổng cung. Ưu tiên chính sách trên cũng phù hợp với xu hướng chính sách hiện nay của Chính phủ, đó là quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua hàng loạt các Nghị quyết quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu Chính phủ kiến tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với yêu cầu
Thủ tướng: Chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với yêu cầu

VOV.VN -Thủ tướng đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tuy đã có cải thiện một bước nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu.

Thủ tướng: Chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với yêu cầu

Thủ tướng: Chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với yêu cầu

VOV.VN -Thủ tướng đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tuy đã có cải thiện một bước nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu.

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình
Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

VOV.VN - Khi có sự hợp tác, doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, người tiêu dùng mua được hàng hóa chất lượng tốt sẽ là điều hai bên cùng có lợi.

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

VOV.VN - Khi có sự hợp tác, doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, người tiêu dùng mua được hàng hóa chất lượng tốt sẽ là điều hai bên cùng có lợi.

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn
Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

VOV.VN - Chuyên gia nước ngoài đánh giá, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất lớn chưa được khai thác, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân.

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

VOV.VN - Chuyên gia nước ngoài đánh giá, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất lớn chưa được khai thác, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân.

Môi trường kinh doanh “nóng ấm không đều” khó thúc đẩy tăng trưởng
Môi trường kinh doanh “nóng ấm không đều” khó thúc đẩy tăng trưởng

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ, dù môi trường kinh doanh của nước ta gần đây đã tốt hơn nhưng cần phải làm quyết liệt, nỗ lực hơn nữa.

Môi trường kinh doanh “nóng ấm không đều” khó thúc đẩy tăng trưởng

Môi trường kinh doanh “nóng ấm không đều” khó thúc đẩy tăng trưởng

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ, dù môi trường kinh doanh của nước ta gần đây đã tốt hơn nhưng cần phải làm quyết liệt, nỗ lực hơn nữa.