UB Kinh tế kiến nghị xử lý trách nhiệm trong tham mưu xuất khẩu gạo

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham mưu về việc xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua.

Thường trực Ủy ban Kinh tế vừa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có kiến nghị về một số vấn đề đối với việc xuất khẩu gạo giai đoạn vừa qua.

Thường trực Ủy ban Kinh tế kiến nghị: Xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ, tham mưu các quyết định có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và người dân nhưng đã không đánh giá kỹ tác động.

gao_10.jpg
Gạo chất kho tại một doanh nghiệp ở Tiền Giang.

Đồng thời, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trong giai đoạn vừa qua như phải bồi thường hợp đồng hoặc tăng chi phí lãi vay, chi phí cho việc lưu kho, bãi do bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng xuất khẩu gạo.

Thường trực Ủy ban Kinh tế yêu cầu khẩn trương có biện pháp cho thông quan ngay đối với các lô hàng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được kê khai và đang nằm tại cảng trước ngày 24/3/2020, khắc phục thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với dịch Covid-19. Sau khi giải quyết hết số lượng gạo tồn đọng này mà vẫn còn chỉ tiêu xuất khẩu thì mới mở tờ khai tiếp để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Làm rõ có tiêu cực, lợi ích nhóm hay không

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh: Cần làm rõ việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động để doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai vào lúc 0 giờ ngày Chủ nhật 12/4/2020 có dấu hiệu tiêu cực, lợi ích nhóm hay không, đã tuân theo đúng quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương hay chưa.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần sử dụng các biện pháp trong điều hành xuất khẩu gạo theo quy luật thị trường, có lộ trình hợp lý, công khai, minh bạch để không gây khó khăn, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua.

"Trường hợp tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì cần phải có giải pháp tổng thể, hữu hiệu nhằm tránh gây thiệt hại đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp", báo cáo của Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PTT Trịnh Đình Dũng: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo
PTT Trịnh Đình Dũng: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

VOV.VN - Bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19.

PTT Trịnh Đình Dũng: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

PTT Trịnh Đình Dũng: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

VOV.VN - Bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19.

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước
Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 162.000 tấn, chiếm 11% lượng gạo xuất khẩu.

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 162.000 tấn, chiếm 11% lượng gạo xuất khẩu.

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước
Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 162.000 tấn, chiếm 11% lượng gạo xuất khẩu.

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 162.000 tấn, chiếm 11% lượng gạo xuất khẩu.