Vận tải biển, cảng biển vẫn là điểm sáng kinh tế trong năm 2023

VOV.VN - Lĩnh vực vận tải biển và cảng biển vẫn giữ vai trò then chốt, chủ lực mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xác định là 2 “mũi nhọn” chủ lực trong thời gian tới.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vào chiều 6/1, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc VIMC cho biết, trong bối cảnh ngành hàng hải gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài, chính sách “zero COVID” của Trung Quốc, lạm phát tăng cao…tuy nhiên, đơn vị đã đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra trong năm 2022 nhờ sự đóng góp của vận tải biển và cảng biển.

Cụ thể, trong năm 2022, sản lượng hàng thông qua cảng biển của VIMC ước đạt 124 triệu tấn (đạt 93% so kế hoạch), doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 3.129 tỷ đồng (vượt 124% so kế hoạch).

Trong đó, lợi nhuận khối vận tải biển năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất, ước đạt 1.869 tỷ đồng. Khối cảng biển ước đạt lợi nhuận 1.550 tỷ đồng.

Theo ông Tĩnh, nếu thời điểm 5-7 năm trước, vốn chủ sở hữu VIMC từ âm 7.600 tỷ đồng nay đã đảo chiều dương và hiện đạt hơn 13.800 tỷ đồng.

Đời sống người lao động ngày càng được cải thiện với mức lương bình quân năm 2022 là 16,6 triệu đồng/người trong toàn hệ thống.

“Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối cảng biển tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt, các cảng mới liên tục ra đời kéo theo tình trạng dư cung. Tuy nhiên, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kết quả của khối cảng biển năm 2022 vẫn cơ bản hoàn thành được các chỉ tiêu, đóng góp tích tực vào kết quả chung mà điển hình là lợi nhuận đạt 1.550 tỷ đồng”, ông Tĩnh nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo VIMC cũng thừa nhận những khó khăn mà ngành vận tải biển bắt đầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức trong năm 2022 như chỉ số thuê tàu hàng của thị trường đi xuống; thị trường tàu container quốc tế, giá cước vận tải liên tục giảm mạnh; thị trường vận chuyển container nội địa sản lượng hàng hóa luôn ở mức thấp trong khi nguồn cung tàu tuyến nội địa gia tăng; tuổi tàu VIMC cao (20 năm) khó cạnh tranh hãng tàu nước ngoài.

Hai trụ cốt chính: Vận tải biển và cảng biển

Năm 2013, VIMC nhận định, thị trường tàu hàng rời, tàu container sẽ suy giảm mạnh do lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia, suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới năng lực mua sắm hàng hoá, lượng hàng tồn kho tích trữ nhiều.

Lĩnh vực cảng biển của VIMC sẽ tiếp tục gặp nhiều bất lợi do nguồn hàng có nguy cơ suy giảm bởi các yếu tố đầu vào của thị trường và số lượng đơn hàng sụt giảm khiến các nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đóng cửa; xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại bắt đầu từ quý 4/2022.

VIMC đưa ra kịch bản điều hành sản xuất kinh doanh của năm 2023 bao gồm sản lượng vận tải biển dự kiến 17,7 triệu tấn; sản lượng khối cảng biển 134,7 triệu tấn; doanh thu hợp nhất 13.354 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng.

“Mục tiêu của VIMC năm nay là hoàn thiện hệ sinh thái với trọng tâm phát triển hệ thống cảng nước sâu làm cơ sở hình thành và phát triển chuỗi dịch vụ cho hàng container và hàng rời; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: dự án đầu tư bến 3,4 Lạch Huyện, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án cảng nước sâu Liên Chiểu”, ông Tĩnh cho biết.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, năm 2022, VIMC duy trì đà tăng trưởng 20% cả doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch đề ra. VIMC là điểm sáng về hoạt động tăng trưởng ổn định và lợi nhuận cao so với kế hoạch trong 19 Tập đoàn, Tổng công ty của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

“Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đi bằng cả 2 chân (vận tải biển, cảng biển), nếu phát huy được bổ trợ lẫn nhau giữa 2 lĩnh vực này thì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của VIMC theo đúng chỉ đạo của Chính phủ thời gian tới phải tăng trưởng xanh, bền vững và tăng trưởng tuần hoàn,” ông Cảnh nói.

Ông cũng cảnh báo VIMC không thể chủ quan trong năm nay vì còn nhiều biến động, rủi ro khó lường như địa chính trị thế giới, lạm phát gia tăng, ảnh hưởng lượng hàng hóa vận tải, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào đứt gãy chuỗi cung ứng, tỷ giá, lãi suất…ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và VIMC nói riêng.

Theo ông Cảnh, cả 3 đề án gồm chiến lược phát triển, tái cơ cấu, kế hoạch sản xuất kinh doanh 2023-2025 của VIMC đã được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp cơ quan Trung ương cho ý kiến và cơ bản đồng thuận và sẽ sớm hoàn thiện phê duyệt. Do đó, VIMC bám sát chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đi vào hoạt động đảm bảo đạt được mục tiêu chiến lược đề ra thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Từ chỗ lỗ 145 tỷ đồng trong năm 2020, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã bứt phá lãi gần 4.000 tỷ đồng trong năm 2021, riêng vận tải biển lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam “bất ngờ” lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng trong năm 2021

VOV.VN - Từ chỗ lỗ 145 tỷ đồng trong năm 2020, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã bứt phá lãi gần 4.000 tỷ đồng trong năm 2021, riêng vận tải biển lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0

VOV.VN - Tới thời điểm hiện tại, cuộc cách mạng 4.0 gần như đã lan toả tới từng bước đi của lĩnh vực của đời sống, với Vinalines cũng không năm ngoài xu thế đó.

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0

VOV.VN - Tới thời điểm hiện tại, cuộc cách mạng 4.0 gần như đã lan toả tới từng bước đi của lĩnh vực của đời sống, với Vinalines cũng không năm ngoài xu thế đó.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới song lợi nhuận của tổng công ty vẫn đạt gần 900 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng  

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới song lợi nhuận của tổng công ty vẫn đạt gần 900 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng  

Từ ngày 7/8, cảng Cát Lái và Hiệp Phước áp dụng loạt chính sách mới
Từ ngày 7/8, cảng Cát Lái và Hiệp Phước áp dụng loạt chính sách mới

VOV.VN - Theo Tổng cục Hải quan, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bắt đầu từ 7/8, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ áp dụng một số chính sách mới tại cảng Cát Lái và cảng Hiệp Phước.

Từ ngày 7/8, cảng Cát Lái và Hiệp Phước áp dụng loạt chính sách mới

Từ ngày 7/8, cảng Cát Lái và Hiệp Phước áp dụng loạt chính sách mới

VOV.VN - Theo Tổng cục Hải quan, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bắt đầu từ 7/8, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ áp dụng một số chính sách mới tại cảng Cát Lái và cảng Hiệp Phước.

Áp lực ở Tân Cảng Cát Lái đã "hạ nhiệt", hàng tồn đã được xử lý
Áp lực ở Tân Cảng Cát Lái đã "hạ nhiệt", hàng tồn đã được xử lý

VOV.VN - Sau các giải pháp của Cục hàng hải và Tân Cảng Sài Gòn, đến nay lượng hàng tồn tại cảng cảng Cát Lái đã giảm nhiều, về cơ bản cảng đã hoạt động thông suốt.

Áp lực ở Tân Cảng Cát Lái đã "hạ nhiệt", hàng tồn đã được xử lý

Áp lực ở Tân Cảng Cát Lái đã "hạ nhiệt", hàng tồn đã được xử lý

VOV.VN - Sau các giải pháp của Cục hàng hải và Tân Cảng Sài Gòn, đến nay lượng hàng tồn tại cảng cảng Cát Lái đã giảm nhiều, về cơ bản cảng đã hoạt động thông suốt.

Báo cáo Thủ tướng giải pháp tháo gỡ hàng tồn tại cảng Cát Lái
Báo cáo Thủ tướng giải pháp tháo gỡ hàng tồn tại cảng Cát Lái

VOV.VN - Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp giải phóng hàng tồn cho cảng Cát Lái trước nguy cơ có thể phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu.

Báo cáo Thủ tướng giải pháp tháo gỡ hàng tồn tại cảng Cát Lái

Báo cáo Thủ tướng giải pháp tháo gỡ hàng tồn tại cảng Cát Lái

VOV.VN - Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp giải phóng hàng tồn cho cảng Cát Lái trước nguy cơ có thể phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu.

Chốt kiểm soát Dụ Nghĩa (Hải Phòng), cảng Cát Lái đã “hạ nhiệt”
Chốt kiểm soát Dụ Nghĩa (Hải Phòng), cảng Cát Lái đã “hạ nhiệt”

VOV.VN - Với sự vào cuộc quyết liệt của Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan giúp cảng Cát Lái cũng như điểm ùn tắc tại TP Hải Phòng đã giải tỏa áp lực hàng hóa trong thời gian giãn cách phòng dịch.

Chốt kiểm soát Dụ Nghĩa (Hải Phòng), cảng Cát Lái đã “hạ nhiệt”

Chốt kiểm soát Dụ Nghĩa (Hải Phòng), cảng Cát Lái đã “hạ nhiệt”

VOV.VN - Với sự vào cuộc quyết liệt của Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan giúp cảng Cát Lái cũng như điểm ùn tắc tại TP Hải Phòng đã giải tỏa áp lực hàng hóa trong thời gian giãn cách phòng dịch.

Công bố “đường dây nóng” hỗ trợ tại cảng Cát Lái
Công bố “đường dây nóng” hỗ trợ tại cảng Cát Lái

VOV.VN - Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập số điện thoại đường dây nóng: 1800 1188 để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. HCM.

Công bố “đường dây nóng” hỗ trợ tại cảng Cát Lái

Công bố “đường dây nóng” hỗ trợ tại cảng Cát Lái

VOV.VN - Cục Hàng hải Việt Nam thiết lập số điện thoại đường dây nóng: 1800 1188 để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP. HCM.