Vi phạm hàng giả: Phạt 58 tỷ đồng chỉ như muối bỏ biển

VOV.VN - Nhiều bất cập trong xử lý vi phạm hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thời gian qua chưa đạt kết quả khả quan như mong muốn.
 

Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong 9 tháng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) với số tiền xử phạt là 58 tỷ đồng.

Trong đó, sản phẩm giả về chất lượng công dụng chiếm 2.288 vụ; giả mạo về nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, bao bì 1.534 vụ, xâm phạm quyền SHTT 316 vụ, vi phạm về tem nhãn, bao bì hàng hóa 350 vụ và nhãn dán hàng hóa 22.850 vụ.

Kết quả sử lý hàng giả, hàng nhái chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
(Ảnh minh họa: KT)
Đại diện Cục Quản lý thị trường cũng thừa nhận, mặc dù trong thời gian qua, công tác phối hợp trong kiểm tra, bắt giữ xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT giữa các lực lượng thực thi đã có chuyển biến tích cực và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường vẫn chỉ rõ, do công tác trao đổi thông tin chưa được thường xuyên, còn thiếu tính kịp thời, đôi khi phối hợp trong kiểm tra, thanh tra còn chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch hành động.

Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng về SHTT chưa được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thực thi còn hạn chế và cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ đã dẫn đến những thực trạng đáng tiếc kể trên.

Đưa ra các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác phối hợp trong kiểm tra, bắt giữ xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho rằng, hoạt động phối hợp nên tiến hành toàn diện trên các mặt như nghiên cứu, để xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện xây dựng chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHTT nhằm phù hợp với thực tế trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ; trong đó cơ chế phối hợp phải được thiết lập đồng bộ ở cả trung ương và địa phương, theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Cơ quan chức năng cần thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện, xử lý vi phạm quyền SHTT ở một số địa bàn, khu vực theo kế hoạch; kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kiểm tra các loại mặt hàng có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sự mất ổn định thị trường.

Cũng theo ông Ngọc, cần tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, chia sẻ các báo cáo hàng năm của lực lượng liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, từ đó rút kinh nghiệm và bàn các giải pháp trong các giai đoạn tiếp theo.

“Nhất thiết phải đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ của các cơ quan thực thi quyền SHTT. Đồng thời tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật về những tác hại của việc sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền từ đó nâng cao nhận thức của công chúng về SHTT. Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác này cũng cần phải hết sức được coi trọng”, ông Ngọc chỉ rõ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam, hơn lúc nào hết cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến để cho người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nắm vững hơn các quy định của pháp luật, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh buôn bán, vận chuyển hàng giả, xâm phạm quyền SHTT.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị và lực lượng cần thực hiện nghiêm túc Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm và quan hệ  phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lâu, gian lận thương mại.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”
Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

VOV.VN - Việc phát hiện và xử lý hàng giả hàng nhái chủ yếu vẫn tập trung vào khâu lưu thông, bán lẻ hàng hóa dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

Xử lý hàng giả hàng nhái vẫn theo kiểu “bấm ngọn tỉa cành”

VOV.VN - Việc phát hiện và xử lý hàng giả hàng nhái chủ yếu vẫn tập trung vào khâu lưu thông, bán lẻ hàng hóa dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Alibaba bị cảnh báo về hàng giả, hàng nhái
Alibaba bị cảnh báo về hàng giả, hàng nhái

VOV.VN -Giới chức thương mại Mỹ vừa cảnh báo tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc về tình trạng hàng giả, hàng nhái.

Alibaba bị cảnh báo về hàng giả, hàng nhái

Alibaba bị cảnh báo về hàng giả, hàng nhái

VOV.VN -Giới chức thương mại Mỹ vừa cảnh báo tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc về tình trạng hàng giả, hàng nhái.

Buôn lậu, hàng giả, hàng nhái: Có bảo kê và móc ngoặc
Buôn lậu, hàng giả, hàng nhái: Có bảo kê và móc ngoặc

VOV.VN - Một bộ phận nhỏ lực lượng đã trực tiếp hoặc gián tiếp bảo kê, tiêu cực hay móc ngoặc, thông đồng với các đối tượng buôn lậu.

Buôn lậu, hàng giả, hàng nhái: Có bảo kê và móc ngoặc

Buôn lậu, hàng giả, hàng nhái: Có bảo kê và móc ngoặc

VOV.VN - Một bộ phận nhỏ lực lượng đã trực tiếp hoặc gián tiếp bảo kê, tiêu cực hay móc ngoặc, thông đồng với các đối tượng buôn lậu.