Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn “khát” vốn?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nhưng không phải lúc nào ngân hàng và doanh nghiệp cũng tìm được tiếng nói chung.

Từ nhiều năm nay, việc kết nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng đã được nhiều chương trình hội nghị, xúc tiến đề cập, nhưng thực tế, việc tiếp cận vốn vẫn rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa rất cần vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, khả năng tài chính của các doanh nghiệp này bị hạn chế. Một trong những cản trở lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này là không có tài sản bảo đảm hợp pháp hoặc không đủ uy tín để vay tín chấp hoặc không có phương án xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hay không có các dự án khả thi để các ngân hàng thương mại xem xét cho vay. 

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn “khát" vốn. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Đức Hạnh-Chủ tịch Công ty Cổ phần Dầu khí Sơn Hải chia sẻ, là doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu với hệ thống, đại lý khách hàng trên toàn quốc, rất cần nguồn vốn tín dụng để đảm bảo luôn dự trữ được nguồn hàng, đảm bảo cung ứng cho hệ thống phân phối của mình. 

Lĩnh vực xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nhà nước quản lý giá bán lẻ điều chỉnh theo chu kỳ 15 ngày/lần, trong khi diễn biến giá thế giới biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố Địa chính trị, khó dự báo chính xác, do vậy doanh nghiệp phải tính toán vòng quay hàng hóa tồn kho để không bị thiệt hại do biến động giá. 

Do đó, nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tăng dự trữ số lượng tồn kho trong ngắn hạn trước mỗi chu kỳ tăng giá hoặc giúp doanh nghiệp có thêm thời gian bán hàng trong những chu kỳ giảm giá.

Tuy nhiên, theo ông Hạnh, khó khăn vướng mắc hiện nay của công ty là, ngành nghề xăng dầu thường yêu cầu nguồn vốn lớn do giá trị và số lượng mặt hàng cao, lợi nhuận biên mỏng. Thông thường khi cấp tín dụng, các ngân hàng đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo là nhà đất, tài sản cố định có giá trị cao trong khi đó lại định giá ở mức độ thấp hơn so với giá trị thị trường và cho vay với tỷ lệ 70%. Như vậy, doanh nghiệp không thể có đủ tài sản tích lũy để thế chấp cho ngân hàng. 

Cũng có chung khó khăn về vốn, bà Lê Thị Mai, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tuấn Minh cho biết, là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản, gia vị, dược liệu như quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, thảo quả. Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thu gom, sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của công ty. 

Đặc thù của ngành hàng là thu gom nguyên liệu theo mùa vụ như, mặt hàng quế hồi mỗi năm có 2 vụ còn mặt hàng tiêu điều thì mỗi năm 1 vụ. Vì vậy, công ty luôn cần nguồn lực tài chính mạnh để thu gom nguyên liệu vào thời điểm chính vụ kéo dài trong 2 tháng và dòng vốn cho hàng tồn kho khoảng 4-6 tháng. 

“Giống như các DNNVV khác, công ty không có nhiều tài sản bảo đảm từ đó bị hạn chế về mức cấp tín dụng từ các ngân hàng, dẫn đến tình trạng dù ký nhiều hợp đồng với các ngân hàng ngoại nhưng không có sẵn nguồn tiền để thu mua nguyên liệu giao hàng và đúng cam kết như hợp đồng”, bà Mai nói. 

Lý giải vì sao việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn, bà Đỗ Thị Bích Mai, Giám đốc VietinBank chi nhánh Hoàng Mai chia sẻ, nguyên nhân là do các doanh nghiệp này khi mới thành lập chưa có thông tin, cho nên thường tiếp cận nguồn vốn tín dụng thông qua các tổ chức trung gian. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp mới thành lập có quy mô siêu nhỏ, nhiều trường hợp là các doanh nghiệp gia đình tự làm các báo cáo tài chính, do đó về mặt hồ sơ sổ sách chưa đầy đủ. Bản thân các doanh nghiệp này cũng không tự tin khi đến giao dịch với ngân hàng lớn, thường tìm đến các gói tín dụng bên ngoài, trong đó có cả tín dụng đen, lãi suất cao. Lãi chồng lãi suất khiến các doanh nghiệp càng khó khăn.

“Yếu tố quyết định để doanh nghiệp có thể vay được vốn của ngân hàng là phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có khả thi hay không. Bên cạnh đó là khả năng quản trị, tín chấp của người chủ doanh nghiệp, năng lực tiếp nhận vốn của doanh nghiệp và việc chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để tiếp cận các nguồn vốn. Phía doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố này thì hệ thống ngân hàng mới đủ niềm tin cung cấp vốn cho doanh nghiệp”, bà Lê Thị Mai cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại điện tử: “Mảnh đất hứa” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Thương mại điện tử: “Mảnh đất hứa” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

VOV.VN - Thương mại điện tử là cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn ra thế giới thông qua kênh xuất khẩu trực tuyến.

Thương mại điện tử: “Mảnh đất hứa” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Thương mại điện tử: “Mảnh đất hứa” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

VOV.VN - Thương mại điện tử là cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn ra thế giới thông qua kênh xuất khẩu trực tuyến.

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?
Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?

VOV.VN - Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng, nguyên nhân là do môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn.

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?

Vì sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại “chậm lớn”?

VOV.VN - Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được coi là quan trọng nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng, nguyên nhân là do môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn.

Cần cú hích để doanh nghiệp nhỏ và vừa “vươn vai” lớn mạnh
Cần cú hích để doanh nghiệp nhỏ và vừa “vươn vai” lớn mạnh

VOV.VN - Mặc dù có tiềm năng để phát triển nhưng DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất cần có chính sách để giúp doanh nghiệp “vươn vai” lớn mạnh. 

Cần cú hích để doanh nghiệp nhỏ và vừa “vươn vai” lớn mạnh

Cần cú hích để doanh nghiệp nhỏ và vừa “vươn vai” lớn mạnh

VOV.VN - Mặc dù có tiềm năng để phát triển nhưng DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất cần có chính sách để giúp doanh nghiệp “vươn vai” lớn mạnh. 

Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Việc thực hiện các giải pháp về giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng/năm.

Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Việc thực hiện các giải pháp về giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng/năm.