Vì sao ngân hàng nhà nước giảm lãi suất?

Từ ngày mai (10/7), lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất điều hành sẽ được điều chỉnh giảm.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014, Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành.

Ai được lợi?

Từ 10/7 tới đây, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 6,5%/năm xuống 6,25%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,5%/năm xuống còn 7,25%/năm.

 Từ ngày 10/7, lãi suất sẽ giảm.

Cùng với đó, NHNN quyết định giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Với quy định này, các lĩnh vực hưởng giảm lãi suất sẽ thực hiện theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.

Do đó, từ ngày 10/7 tới đây, quy định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn này được áp dụng cho nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Các nhóm khách hàng thuộc diện này sẽ được giảm từ mức lãi suất 7%/năm xuống còn 6,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với nhu cầu vốn này giảm từ 8%/năm xuống còn 7,5%/năm.

Vì sao ngân hàng nhà nước giảm lãi suất?

Việc giảm lãi suất được đánh giá là một động thái tích cực của ngân hàng nhà nước. Như vậy, cuối cùng chủ trương hạ lãi suất của Chính phủ cũng được thực hiện.

Vậy điều gì đã khiến ngân hàng nhà nước quyết định giảm lãi suất vào thời điểm này?

Thứ nhất, lạm phát hiện đang có xu hướng giảm. 6 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt mức 0,2%. Chính vì thế, lạm phát hiện đang được kiểm soát ở mức thấp hơn so với cùng kỳ đã đã giúp ngân hàng nhà nước có thêm nhiều dư địa giảm lãi suất điều hành và lãi suất cho vay.

Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm ngân hàng nhà nước giảm các mức lãi suất điều hành phù hợp với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngân hàng nhà nước chỉ giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên chứ không giảm lãi suất đại trà nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các lĩnh vực ưu tiên là phù hợp, không để dòng vốn đổ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Thứ hai, đồng USD trên thị trường thế giới đã giảm giá mạnh so với mức đỉnh 14 năm đạt được vào cuối năm 2016 và do vậy tâm lý đầu cơ giá lên trên thị trường đã yếu đi rất nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm
Xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Các ngân hàng tăng lãi suất nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn vốn tín dụng.

Xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm

Xu hướng lãi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Các ngân hàng tăng lãi suất nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn vốn tín dụng.

Lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 0,5%/năm
Lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 0,5%/năm

VOV.VN - Ngày 7/7/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.

Lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 0,5%/năm

Lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 0,5%/năm

VOV.VN - Ngày 7/7/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.

Lãi suất ở Việt Nam ở mức tương đối hợp lý
Lãi suất ở Việt Nam ở mức tương đối hợp lý

VOV.VN - Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay từ cuối năm 2016 đã giảm 0,3-0,5%, chỉ bằng 40% so với năm 2011.

Lãi suất ở Việt Nam ở mức tương đối hợp lý

Lãi suất ở Việt Nam ở mức tương đối hợp lý

VOV.VN - Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay từ cuối năm 2016 đã giảm 0,3-0,5%, chỉ bằng 40% so với năm 2011.