Vì sao tiền lại có tên?

VOV.VN - Trang Business Insider đưa ra giải thích về tên gọi của một số đồng tiền trên thế giới, dựa theo định nghĩa trong từ điển Oxford.

Dollar là tên gọi các đồng tiền được sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Singapore... Theo OxfordWords, từ “joachimsthal” trong ngôn ngữ Hạ Đức (Low German) có nghĩa là Thung lũng Joachim’s - một nơi từng là địa điểm khai mỏ bạc. Những đồng tiền xu được dập từ mỏ bạc này được gọi là “joachimsthaler”, sau đó được gọi ngắn gọn hơn là “thaler”, rồi cuối cùng đọc chệch thành “dollar”.
Peso trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “trọng lượng”.
Lira là tên gọi của tiền tệ ở Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. Lira có nguồn gốc từ “libra” - một từ Latin có nghĩa là “pound” - một đơn vị đo lường trọng lượng.
Đồng mark của Đức và đồng markka của Phần Lan trước kia có tên gọi xuất phát từ đơn vị đo lường trọng lượng. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro.
Rial là tiền tệ của Oman và Iran, có gốc từ “regalis” - Latin có nghĩa là “hoàng gia”. Tương tự, Qatar, Saudi Arabia và Yemen cũng sử dụng đơn vị tiền tệ này.
Tên gọi đồng rand của Nam Phi đến từ tên bằng tiếng Hà Lan của thành phố Nam Phi Witwatersrand - một nơi có nhiều vàng.
Nhân dân tệ (Yuan) trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “tròn” hoặc “đồng xu hình tròn”. Chữ này là từ xuất phát tên gọi của nhân dân tệ (Trung Quốc), yên (Nhật), và Won (Hàn Quốc).
Cown là loại tiền tệ của nhiều nước vùng Scandinavia như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và CH Séc. Đồng tiền có tên gọi xuất phát từ “corona” - một từ trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện”.
Đồng dinar của Jordan, Algeria, Serbia, và Kuwait xuất phát từ tiếng Latin là “denarius” - tên gọi một loại tiền xu bằng bạc sử dụng dưới thời đến chế La Mã cổ đại.
Đồng rupee của Ấn Độ có nghĩa là bạc đúc. Từ này cũng là từ gốc cho tên gọi đơn vị tiền tệ của Pakistan và Indonesia.
Bảng Anh (pound) có nguồn gốc từ một từ Latin “poundus” có nghĩa là “trọng lượng”. Các nước Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan, Sudan và Syria cũng gọi đồng tiền của mình là pound.
Ruble là đơn vị tiền tệ ruble của Nga và Belarus được đặt theo một đơn vị đo lường trọng lượng dành cho bạc.
Zloty là từ tiếng Ba Lan dùng để chỉ những thứ làm bằng vàng.
Đồng forint của Hungary có tên gọi xuất phát từ “fiorino”, một từ tiếng Italy chỉ một loại tiền xu bằng vàng của vùng Florence. Đồng xu vàng này có dập hình một bông hoa, mà bông hoa theo tiếng Italy là “fiore”.
Ringgit là đồng tiền của Malaysia, có nghĩa là răng cưa. Vào thời những đồng xu còn được làm bằng kim loại quý, kẻ gian thường gọt một phần nhỏ của nhiều đồng xu, rồi gộp phần kim loại thu được để làm đồng xu mới. Để tránh tình trạng này, các quốc gia dập đồng xu có cạnh răng cưa./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân dân tệ nhận tín hiệu vui: Sớm vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu
Nhân dân tệ nhận tín hiệu vui: Sớm vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu

VOV.VN - Bloomberg đưa tin, đại diện IMF dự kiến sẽ sớm đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu.

Nhân dân tệ nhận tín hiệu vui: Sớm vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu

Nhân dân tệ nhận tín hiệu vui: Sớm vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu

VOV.VN - Bloomberg đưa tin, đại diện IMF dự kiến sẽ sớm đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ dự trữ tiền tệ toàn cầu.

Canada và Trung Quốc thông qua thỏa thuận hoán đổi tiền tệ
Canada và Trung Quốc thông qua thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

Thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực trong 3 năm với mục tiêu thúc đẩy phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường Nhân dân tệ ở Canada. 

Canada và Trung Quốc thông qua thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

Canada và Trung Quốc thông qua thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

Thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực trong 3 năm với mục tiêu thúc đẩy phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường Nhân dân tệ ở Canada. 

Phá giá đồng Nhân dân tệ có dẫn đến chiến tranh tiền tệ?
Phá giá đồng Nhân dân tệ có dẫn đến chiến tranh tiền tệ?

VOV.VN -Việc phá giá Nhân dân tệ làm dấy lên mối lo ngại về sự suy yếu của các đồng tiền khác và dẫn đến nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

Phá giá đồng Nhân dân tệ có dẫn đến chiến tranh tiền tệ?

Phá giá đồng Nhân dân tệ có dẫn đến chiến tranh tiền tệ?

VOV.VN -Việc phá giá Nhân dân tệ làm dấy lên mối lo ngại về sự suy yếu của các đồng tiền khác và dẫn đến nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

Phá giá Nhân dân tệ có tạo ra nguy cơ “chiến tranh tiền tệ”?
Phá giá Nhân dân tệ có tạo ra nguy cơ “chiến tranh tiền tệ”?

VOV.VN - Giới nghiên cứu và dư luận cho rằng nguy cơ “chiến tranh tiền tệ” do phá giá đồng Nhân dân tệ là chưa đủ tính thuyết phục.

Phá giá Nhân dân tệ có tạo ra nguy cơ “chiến tranh tiền tệ”?

Phá giá Nhân dân tệ có tạo ra nguy cơ “chiến tranh tiền tệ”?

VOV.VN - Giới nghiên cứu và dư luận cho rằng nguy cơ “chiến tranh tiền tệ” do phá giá đồng Nhân dân tệ là chưa đủ tính thuyết phục.