Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI thế hệ mới

VOV.VN - Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với động cơ chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao.

Ban cán sự Đảng Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2030 trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào tháng 4/2019.

Chính sách thu hút FDI thế hệ mới được hiểu là kêu gọi và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao, tập trung nghiên cứu và phát triển, năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế Việt Nam và liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI thế hệ mới. (Ảnh minh họa)

Chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI

Chủ trì Hội nghị tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế chính sách về đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới chiều 14/2, tại Bình Dương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ nhiều vấn đề đặt ra trong thu hút, sử dụng FDI trong giai đoạn tới nhằm phát triển bền vững đô thị, khuyến khích chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và sẵn sàng cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, logistics toàn cầu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI với "động cơ" chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao, chủ động thu hút FDI và phân cấp mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương như TPHCM để thu hút các tập đoàn đa quốc gia "xây tổ", chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn FDI.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng lưu ý tới việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số để tất cả các thành phần kinh tế được hưởng lợi và các chính sách cụ thể để liên kết FDI với khối doanh nghiệp trong nước.

"Chính phủ Việt Nam nhất quán hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. FDI là bộ phận hữu cơ, thành viên tích cực của nền kinh tế và Việt Nam sẽ thực hiện hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp FDI", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.

Theo đánh giá của ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia, hiện nay FDI chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chứ chưa đầu tư ở các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao khác như tài chính, nghiên cứu và phát triển (R&D),...

Trong bối cảnh mới, lợi thế về chi phí trong thu hút FDI sẽ dần bị mất đi, do đó, ông Kyle Kelhofer cho rằng, Việt Nam cần có cơ chế thu hút FDI thế hệ mới, với kỹ năng lao động, quản trị tốt hơn, mức lương tốt hơn, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp trong nước và liên kết được 2 khối này với nhau.

Ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh, muốn có thế hệ FDI mới, Việt Nam phải tạo ra sự chuyển dịch thu hút chiến lược ở các khối ngành khác nhau, mang tính tổng thể chứ không căn cứ vào các doanh nghiệp FDI cụ thể. Ưu đãi từ thuế nên chuyển sang ưu đãi thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng, chuyển từ cung cấp dịch vụ sang vừa cung cấp dịch vụ nhưng mang tính tập trung và thúc đẩy hơn việc bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tận dụng hiệu quả các hiệp định tự do thương mại.

Nhiều dự án FDI Nhật Bản "xông đất" đầu năm

Trong số 760 triệu USD vốn FDI đăng ký mới và bổ sung thêm đổ vào Việt Nam trong tháng 1/2019, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã chiếm hơn một nửa con số này. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy dòng vốn FDI sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2019.

Dây chuyền sản xuất của một công ty Nhật Bản tại tỉnh Hà Nam.

Kyoshin, Katolec Global Logistics và Sews-Components Việt Nam II nằm trong số những cái tên được chú ý trong báo cáo thu hút FDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tháng 1/2019.

Chỉ tính riêng tổng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam của 3 nhà đầu tư này đã lên tới 200 triệu USD, chiếm tới hơn một nửa trong tổng số 364 triệu USD vốn FDI (đăng ký mới, tăng thêm và mua cổ phần) mà Nhật Bản rót vào thị trường.

Cụ thể, Công ty TNHH Kyoshin (Việt Nam) tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD nhằm mở rộng nhà xưởng sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu. Katolec Global Logistics Việt Nam đầu tư 65 triệu USD xây dựng kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Hà Nam. Sews-Components Việt Nam II xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD.

Với 3 dự án lớn trên tổng số 5 dự án được cơ quan quản lý FDI nêu trong báo cáo đầu tư tháng 1/2019, Nhật Bản trở thành quán quân trong bảng xếp hạng FDI của Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc (349,1 triệu USD) và Trung Quốc (307,8 triệu USD). Nhật Bản tiếp tục trở thành cái tên được kỳ vọng trong năm 2019 sau khi đứng ngôi đầu trong năm 2018 với gần 8,6 tỷ USD.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn FDI đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Lũy kế đến ngày 20/1/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn 192 tỷ USD.

Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18-25% trong giai đoạn 1991 - 2018. FDI góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thế và lực của đất nước, vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 2 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam tháng đầu năm
Gần 2 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam tháng đầu năm

VOV.VN - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các dự án FDI vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD...

Gần 2 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam tháng đầu năm

Gần 2 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam tháng đầu năm

VOV.VN - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các dự án FDI vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD...

Những con số ấn tượng về FDI năm 2018
Những con số ấn tượng về FDI năm 2018

VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 ghi nhận mức kỷ lục, đạt hơn 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.

Những con số ấn tượng về FDI năm 2018

Những con số ấn tượng về FDI năm 2018

VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 ghi nhận mức kỷ lục, đạt hơn 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.

Thu hút FDI: Coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng
Thu hút FDI: Coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần đổi mới trong tư duy về thu hút và sử dụng FDI, coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng.

Thu hút FDI: Coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng

Thu hút FDI: Coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần đổi mới trong tư duy về thu hút và sử dụng FDI, coi nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng.

Chất lượng thu hút FDI đang được nâng lên tầm cao mới
Chất lượng thu hút FDI đang được nâng lên tầm cao mới

VOV.VN - Thu hút FDI có nhiều tín hiệu tích cực khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã bước đầu phát triển theo xu thế trọng chất lượng hơn số lượng.

Chất lượng thu hút FDI đang được nâng lên tầm cao mới

Chất lượng thu hút FDI đang được nâng lên tầm cao mới

VOV.VN - Thu hút FDI có nhiều tín hiệu tích cực khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã bước đầu phát triển theo xu thế trọng chất lượng hơn số lượng.

Thu hút FDI thế hệ mới: Việt Nam có lợi thế gì?
Thu hút FDI thế hệ mới: Việt Nam có lợi thế gì?

VOV.VN - Việt Nam hiện đang có lợi thế trong việc nắm bắt nhu cầu, mong muốn và xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài...

Thu hút FDI thế hệ mới: Việt Nam có lợi thế gì?

Thu hút FDI thế hệ mới: Việt Nam có lợi thế gì?

VOV.VN - Việt Nam hiện đang có lợi thế trong việc nắm bắt nhu cầu, mong muốn và xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài...

Cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu
Cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tới đây, cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu thế nào, nên tập trung khuyến khích cái gì?

Cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu

Cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tới đây, cần xác định trọng điểm thu hút và sử dụng FDI theo chiều sâu thế nào, nên tập trung khuyến khích cái gì?