Vụ mía kém vui ở Đắk Lắk 

VOV.VN - Năm nay năng suất cây mía giảm cộng giá vật tư phân bón, nhân công tăng cao khiến người trồng mía ở Đăk Lăk khó có lãi.

Hiện nay, nông dân ở vùng trọng điểm trồng mía của tỉnh Đắk Lắk là huyện Ea Kar và M’Đrắk đang bước vào cao điểm thu hoạch. Năm nay năng suất cây mía giảm cộng giá vật tư phân bón, nhân công tăng cao khiến người trồng mía ở Đăk Lăk khó có lãi.

Gia đình ông Lê Sỹ Khánh, thôn 10 xã Ea Sar, huyện Ea Kar liên kết với Công ty Mía đường 333 Đắk Lắk trồng 10 ha mía nguyên liệu. Ông Khánh chia sẻ, do hạn hán kéo dài nên vườn mía năm nay mất mùa, năng suất giảm khoảng 30%. Nếu như vụ trước năng suất bình quân đạt từ 80 – 90 tấn mía tươi/1ha, thì năm nay chỉ dừng ở mức 50 – 60 tấn. 

“Thực tế giá mía năm nay ổn định và hiện nhà máy đang thu mua với giá gần 1,1 triệu/tấn. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài nên năng suất mía năm nay giảm mạnh. Nhà nào chăm giỏi thì đạt cỡ 60 tấn/ha, còn những nhà khác chăm kém hơn thì chỉ đạt 50 - 45 tấn/ha. Dân trồng mía năm nay tuy không thua lỗ, nhưng lãi không đáng bao nhiêu”, ông Khánh nói.

Tương tự, gia đình ông Hoàng Văn Hóa ở thôn 4, xã Ea Sô, huyện Ea Kar trồng 7 ha mía nguyên liệu. Ông cho biết, cùng với năng suất mía giảm, giá vật tư phân bón, nhân công tăng cao do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến vụ mía này khó có lời.   

“Chi phí phân bón tăng cao, thuốc trừ sâu cũng tăng cao nên công cán làm mía năm nay không có lãi. Giá phân bón năm ngoái chỉ ở mức 720.000 đồng/tấn nhưng năm nay đã tăng lên 2 triệu/tấn, gần gấp 3 lần. Thuốc bảo vực thực vật cũng vậy, nếu năm ngoái chỉ 60.000 đồng/chai, năm nay đã lên 160.000 – 170.000 đồng/chai; công thu hoạch mía cũng tăng như năm ngoái chặt 1 tấn là 210.000 nhưng năm nay phải lên 250.000 đồng/tấn”, ông Hóa cho hay.

Niên vụ này, vùng trọng điểm trồng mía ở hai huyện Ea Kar và M’Đrắk của tỉnh Đắk Lắk trồng 10.000 ha. Mía được tiêu thụ chủ yếu tại Công ty Mía đường 333 Đắk Lắk và một số nhà máy mía đường ở tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Đoàn Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Công ty Mía đường 333 Đắk Lắk, vụ này công ty liên kết với người dân địa phương trồng 7.000 ha mía. Trước những khó khăn của nông dân, để duy trì phát triển vùng nguyên liệu, công ty đã có những chính sách hỗ trợ như duy trì giá thu mua bằng năm ngoái, hỗ trợ tiền, phân bón hữu cơ, hay cho ứng trước không tính lãi phân và thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng mía.

“Công ty đang áp dụng chính sách thu mua mía tại ruộng với giá 1,1 triệu/tấn, người dân tự bố trí phương tiện vận chuyển. DN hỗ trợ bà con 3 triệu đồng/ha nếu trồng mía mới đồng thời chủ động liên hệ với các nhà máy sản xuất phân bón mua sỉ giá tốt để hỗ trợ bà con. Hiện giá mua phân trên thị trường là 1.600 – 1.700 đồng/kg, nhưng công ty vẫn mua và bán lại cho bà con chỉ ở mức 1.400 đồng/kg. Đây là những chính sách DN triển khai để hỗ trợ bà con, duy trì và phát triển vùng trồng mía nguyên liệu”, ông Sơn thông tin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chế ngự đường nhập khẩu bán phá giá, mía đường Việt Nam có cơ hội khởi sắc
Chế ngự đường nhập khẩu bán phá giá, mía đường Việt Nam có cơ hội khởi sắc

VOV.VN - Hiện giá thu mua mía, giá đường đã tăng đáng kể và vùng nguyên liệu mía đã từng bước được phục hồi, giúp nông dân và doanh nghiệp giảm dần áp lực cạnh tranh.

Chế ngự đường nhập khẩu bán phá giá, mía đường Việt Nam có cơ hội khởi sắc

Chế ngự đường nhập khẩu bán phá giá, mía đường Việt Nam có cơ hội khởi sắc

VOV.VN - Hiện giá thu mua mía, giá đường đã tăng đáng kể và vùng nguyên liệu mía đã từng bước được phục hồi, giúp nông dân và doanh nghiệp giảm dần áp lực cạnh tranh.

Bộ Công Thương xem xét điều tra sản phẩm đường mía nhập khẩu
Bộ Công Thương xem xét điều tra sản phẩm đường mía nhập khẩu

VOV.VN - Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Bộ Công Thương xem xét điều tra sản phẩm đường mía nhập khẩu

Bộ Công Thương xem xét điều tra sản phẩm đường mía nhập khẩu

VOV.VN - Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Áp thuế đường Thái Lan, giá mía trong nước tăng ngay 200.000 đồng/tấn
Áp thuế đường Thái Lan, giá mía trong nước tăng ngay 200.000 đồng/tấn

VOV.VN - Việc giảm tác động cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước, giúp người trồng mía vượt qua khó khăn…

Áp thuế đường Thái Lan, giá mía trong nước tăng ngay 200.000 đồng/tấn

Áp thuế đường Thái Lan, giá mía trong nước tăng ngay 200.000 đồng/tấn

VOV.VN - Việc giảm tác động cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước, giúp người trồng mía vượt qua khó khăn…

Ngành mía đường liệu có đứng dậy được sau những biện pháp phòng vệ thương mại?
Ngành mía đường liệu có đứng dậy được sau những biện pháp phòng vệ thương mại?

VOV.VN - Phòng vệ thương mại chỉ được coi là "tấm khiên chắn", hỗ trợ phần nào chứ không thể vực dậy được cả ngành mía đường trong giai đoạn khó khăn.

Ngành mía đường liệu có đứng dậy được sau những biện pháp phòng vệ thương mại?

Ngành mía đường liệu có đứng dậy được sau những biện pháp phòng vệ thương mại?

VOV.VN - Phòng vệ thương mại chỉ được coi là "tấm khiên chắn", hỗ trợ phần nào chứ không thể vực dậy được cả ngành mía đường trong giai đoạn khó khăn.

Tạm thu thuế chống bán phá giá đường mía Thái Lan ở mức 33,88%
Tạm thu thuế chống bán phá giá đường mía Thái Lan ở mức 33,88%

VOV.VN - Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá, chống trợ cấp tạm thời đối sản phầm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Tạm thu thuế chống bán phá giá đường mía Thái Lan ở mức 33,88%

Tạm thu thuế chống bán phá giá đường mía Thái Lan ở mức 33,88%

VOV.VN - Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá, chống trợ cấp tạm thời đối sản phầm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Mía đường Việt Nam “thoi thóp” nhìn đường ngoại bán phá giá
Mía đường Việt Nam “thoi thóp” nhìn đường ngoại bán phá giá

VOV.VN - Từng khủng hoảng vì đường nhập lậu, nay ngành mía đường tiếp tục bị lép vế bởi đường ngoại nhập được ưu đãi thuế và có hiện tượng bán phá giá.

Mía đường Việt Nam “thoi thóp” nhìn đường ngoại bán phá giá

Mía đường Việt Nam “thoi thóp” nhìn đường ngoại bán phá giá

VOV.VN - Từng khủng hoảng vì đường nhập lậu, nay ngành mía đường tiếp tục bị lép vế bởi đường ngoại nhập được ưu đãi thuế và có hiện tượng bán phá giá.