Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần cơ chế đặc thù để đột phá

VOV.VN - Cần có cơ chế đặc thù và tăng cường liên kết các địa phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới.

Lần đầu tiên sau khi Chính phủ có quyết định thành lập Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào năm 2015, lãnh đạo 5 địa phương Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng vừa họp, bàn kế hoạch phát triển vùng.

Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tổ chức hội nghị bàn giải pháp liên kết phát triển vùng.

Vấn đề liên kết phát triển vùng lại được các địa phương nêu ra, trong đó kiến nghị Chính phủ cần có chính sách khác biệt để tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập năm 2008 gồm 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng. Vùng kinh tế này có 4 Khu kinh tế hạt nhân là Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội cùng 7 chuỗi đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn.

Sau 8 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng đạt 9,4%, cao hơn mức tăng cả nước 5,9%, cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ công nghiệp, xây dựng và công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của vùng được cải thiện đáng kể. Thành phố Đà Nẵng là địa phương có năng lực cạnh tranh rất tốt, tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm tốt, 3 tỉnh còn lại thuộc nhóm khá. Tuy nhiên, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng.

Tiến sỹ Trần Du Lịch - Trưởng Nhóm tư vấn Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cho rằng, thời gian qua, mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết. Đã có hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị bàn về giải pháp liên kết phát triển, các địa phương cũng đã ký cam kết nhưng ký xong rồi để đó.

Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, đã đến lúc phải qui hoạch không gian kinh tế mang tính vùng. Về phía Chính phủ, cần có chính sách khác biệt mang tính đặc thù so với mặt bằng chung cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để có khả năng huy động nguồn lực, phát triển vượt trội. Chính phủ nên mạnh dạn ủy quyền cho Hội đồng vùng thực hiện một số chức năng quản lý về kinh tế thay vì phải xin - cho giữa địa phương và các bộ ngành như hiện nay.

Thành phố Đà Nẵng, vai trò hạt nhân, động lực phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. (Ảnh: Hải Sơn)

“Chúng ta không nên có tư duy cục bộ khép kín mà phải nhìn lợi ích của toàn vùng. Vùng này rất nhiều tiềm năng du lịch, chúng ta liên kết quảng bá cho vùng thì hình ảnh tạo chung, thay vì du lịch một điểm. Hay trong kêu gọi đầu tư, đã từng có xúc tiến đầu tư qui mô vùng, không kêu gọi riêng lẻ. Cuối cùng rất quan trọng của liên kết là đào tạo nguồn nhân lực, hình thành thị trường lao động chung”, Tiến sỹ Trần Du Lịch nêu ý kiến.

Với 4 khu kinh tế và hàng loạt khu, cụm công nghiệp phân bố đều khắp, lại nằm trên trục Hàng lang kinh tế Đông Tây, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh nào cũng chú trọng lôi kéo dự án về phần mình, chưa nghĩ đến lợi ích chung cho toàn vùng. Lãnh đạo các địa phương thẳng thắn nhìn nhận: tỉnh nào cũng có khu kinh tế, cảng biển, sân bay... Vì vậy, Hội đồng vùng cần tập trung đầu tư có lựa chọn, sử dụng cảng nào, sây bay nào làm trung chuyển hàng hóa và hành khách. Ưu tiên số 1 hiện nay là việc kết nối giao thông liên vùng.

Ông Phan Cao Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, hiện nay, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đang hình thành, đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư khớp nối các đoạn còn lại từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, tạo không gian kinh tế thống nhất toàn vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

“Hiện nay, nên có tăng cường liên kết, đặc biệt là hạ tầng, đường cao tốc phải gắn kết từ Huế đến Qui Nhơn. Hệ thống cảng biển, đường ven biển, sân bay lợi thế tỉnh nào cũng có nhưng mà trong vùng phải có liên kết. Chính phủ cần có cơ chế đặc thù đối với vùng”, ông Thắng nói.

Mục tiêu của Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đặt ra đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng khoảng 9%/năm, phấn đấu tăng mức đóng góp ngân sách cho cả nước lên 7,5%. Các địa phương trong vùng cũng đưa ra các nhóm giải pháp, trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn.

Cầu Trần Thị Lý được xây mới bắc qua sông Hàn Đà Nẵng. (Ảnh: Hải Sơn)

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, việc quy hoạch tổng thể không gian phát triển kinh tế xã hội vùng vô cùng cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa then chốt trong sự thành công của liên kết phát triển vùng. Hội đồng vùng đã thống nhất lựa chọn giải pháp, cam kết liên kết đầu tư thì phải giữ đúng cam kết.

Ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Các tỉnh chúng ta thấy rằng có nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách xây dựng không gian phát triển kinh tế- xã hội thống nhất trong vùng. Hình thành nên tổ chức liên kết vùng duyên hải miền Trung, liên hết phát triển trên một số lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế- xã hội, du lịch, liên kết khai thác biển, đào tạo nguồn nhân lực...”

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí rất quan trọng đối với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Sau 8 năm thành lập, với một loạt các khu kinh tế, khu đô thị hình thành đã tạo nên một diện mạo, không gian kinh tế năng động. Cần có cơ chế đặc thù và tăng cường sự liên kết giữa các địa phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm.

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Tăng năng lực vận tải Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm.

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất
Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

VOV.VN - Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã được thực hiện cải thiện đời sống cho người dân vùng tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất.

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

Phát triển mô hình kinh tế hộ tái định cư Khu kinh tế Dung Quất

VOV.VN - Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã được thực hiện cải thiện đời sống cho người dân vùng tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất.

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020
Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị định hướng phát triển Du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là thời điểm để ngành du lịch Việt Nam phát triển.

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị định hướng phát triển Du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là thời điểm để ngành du lịch Việt Nam phát triển.

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung
Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Đối tượng nuôi tại miền Trung bao gồm 4 loài tôm hùm trong đó có hai đối tượng chủ lực là tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Nuôi tôm hùm sẽ là ngành kinh tế trọng điểm của miền Trung

Đối tượng nuôi tại miền Trung bao gồm 4 loài tôm hùm trong đó có hai đối tượng chủ lực là tôm hùm bông và tôm hùm xanh.