WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2015

VOV.VN - WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 2,8% trong năm 2015, hối thúc Cục dự Dự trữ (FED) hoãn nâng lãi suất đến năm 2016.

>> Tăng trưởng toàn cầu sụt giảm

>> Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%

>> Hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (GEP) được công bố định kỳ 2 lần/năm, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 2,8% trong năm nay, thấp hơn so với mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 1.

Kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 2,8% trong năm nay

Đồng thời, WB cũng giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 3,3% và 3,2%. Ngân hàng này đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu do các thị trường phát triển phải đối mặt với một loạt trở ngại từ giá hàng hóa thấp cho đến triển vọng chi phí vay mượn cao.

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, Kaushik Basu cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nên trì hoãn việc nâng lãi suất cho đến năm tới để tránh tình trạng biến động tỷ giá ngày càng tồi tệ và tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Lãnh đạo FED Janet Yellen phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Giám sát ổn định tài chính Mỹ (FSOC) tại Washington - (Ảnh: Reuters)

WB hạ triển vọng tăng trưởng năm 2015 và 2016 của các nền kinh tế đang phát triển xuống lần lượt 4,4% và 5,2%, từ mức dự báo đầu năm nay là 4,8% và 5,3%. Ngân hàng này cho biết, đà sụt giảm của giá dầu và các loại hàng hóa khác đã khiến tình trạng giảm tốc tại một số quốc gia đang phát triển trầm trọng thêm vì các quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu tài nguyên.

Theo dự báo của WB, tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% trong năm 2015.

Đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 6% năm 2015, và có khả năng tịnh tiến dần lên 6,5% vào 2 năm tới nhờ triển vọng phát triển mạnh mẽ của ngành chế tạo, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

WB nhận định, các nền kinh tế mới nổi cũng đang vật lộn với tỷ giá ngày càng yếu, xuất phát từ đà tăng mạnh của đồng USD và kỳ vọng FED sẽ sớm nâng lãi suất. Theo báo cáo, đà giảm giá tiền tệ diễn ra mạnh nhất tại các quốc gia đang phát triển với triển vọng tăng trưởng ngày càng sa sút – nhất là các nước xuất khẩu hàng hóa – và đối mặt với càng nhiều khó khăn từ bên ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

OECD lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạm của Eurozone
OECD lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạm của Eurozone

VOV.VN - Dự báo Liên minh châu Âu thậm chí còn tiêu cực hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu.

OECD lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạm của Eurozone

OECD lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạm của Eurozone

VOV.VN - Dự báo Liên minh châu Âu thậm chí còn tiêu cực hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu.

OECD cảnh báo rủi ro tài chính toàn cầu
OECD cảnh báo rủi ro tài chính toàn cầu

VOV.VN -Tỷ lệ việc làm tăng chậm, tình hình lạm phát thất thường và mức lãi xuất cơ bản có để dẫn đến những bất ổn tài chính.

OECD cảnh báo rủi ro tài chính toàn cầu

OECD cảnh báo rủi ro tài chính toàn cầu

VOV.VN -Tỷ lệ việc làm tăng chậm, tình hình lạm phát thất thường và mức lãi xuất cơ bản có để dẫn đến những bất ổn tài chính.