WB nêu 3 gợi ý chính sách tăng trưởng kinh tế Việt Nam

(VOV) - Tăng cường hạ tầng - dịch vụ giao thông, thủ tục thương mại biên giới và tái cơ cấu chuỗi cung ứng chế biến nông sản.

Sáng nay (4/7), tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh- Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế VN”.

Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại (ngồi giữa) tham dự hội thảo.

Tại Hội thảo, nhóm chuyên gia của WB cho rằng, tăng trưởng thương mại của Việt Nam dựa trên tự do hóa đang chạm ngưỡng. Biểu hiện quan trọng trong thành quả xuất khẩu của Việt Nam là trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau năm 2003, bình quân tăng trưởng đạt 18%/năm. Cơ cấu xuất khẩu được cải thiện, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng hàng công nghiệp chế biến; thị phần quốc tế dần được mở rộng.

Tuy nhiên, WB cũng cho rằng, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức như: Gia tăng thâm hụt thương mại của doanh nghiệp trong nước; quá trình đa dạng hóa thương mại diễn ra chậm; giá trị gia tăng cơ cấu xuất khẩu thấp; hàm lượng công nghệ thấp…

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu của WB cũng đưa ra 3 nhóm khuyến nghị chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, gồm: Tăng cường hạ tầng giao thông và dịch vụ Logistics ( trong đó xác định các hành lang vận chuyển cốt yếu để đặt mục tiêu đầu tư như Hà Nội - Hải Phòng, TP HCM - Bà Rịa Vũng Tàu); cải thiện thủ tục quy định về thương mại biên giới (với việc sửa đổi luật hải quan và văn bản liên quan cho phép ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN); tái cơ cấu chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến và chuỗi cung ứng nông sản.

Bà Victoria KwaKwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, nhưng cùng với đó cũng khiến Việt Nam đối mặt nhiều thách thức.

Theo bà Victoria KwaKwa, việc nâng cao các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và thương mại sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu các ngành mũi nhọn của Việt Nam. Để tăng giá trị xuất khẩu, Việt Nam cần phải có giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn thế, cần phải đẩy mạnh cải cách thể chế ở vĩ mô, tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, và tìm giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.

Kết quả nghiên cứu này thuộc khuôn khổ Chương trình hỗ trợ xây dựng và thực thi Kế hoạch hành động Quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam, do WB hỗ trợ tài chính, kỹ thuật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WB hỗ trợ tín dụng 400 triệu USD cho Việt Nam
WB hỗ trợ tín dụng 400 triệu USD cho Việt Nam

(VOV) -Số vốn này nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và cải cách giáo dục.

WB hỗ trợ tín dụng 400 triệu USD cho Việt Nam

WB hỗ trợ tín dụng 400 triệu USD cho Việt Nam

(VOV) -Số vốn này nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và cải cách giáo dục.

WB phê duyệt 250 triệu USD tín dụng cho Việt Nam
WB phê duyệt 250 triệu USD tín dụng cho Việt Nam

(VOV) - Trong đó sẽ dành cho Dự án hỗ trợ y tế khu vực đồng bằng Sông Hồng 150 triệu USD

WB phê duyệt 250 triệu USD tín dụng cho Việt Nam

WB phê duyệt 250 triệu USD tín dụng cho Việt Nam

(VOV) - Trong đó sẽ dành cho Dự án hỗ trợ y tế khu vực đồng bằng Sông Hồng 150 triệu USD

WB dự báo tăng GDP của Việt Nam lên 5,3% năm 2013
WB dự báo tăng GDP của Việt Nam lên 5,3% năm 2013

(VOV) -Hồi tháng 1/2013, WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,2%.

WB dự báo tăng GDP của Việt Nam lên 5,3% năm 2013

WB dự báo tăng GDP của Việt Nam lên 5,3% năm 2013

(VOV) -Hồi tháng 1/2013, WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,2%.

WB tiếp tục cho Việt Nam tiếp cận vốn vay
WB tiếp tục cho Việt Nam tiếp cận vốn vay

(VOV) - Phó Chủ tịch WB, ông Axel van Trotsenburg khẳng định điều này tại buổi họp báo chiều 8/5 tại Hà Nội.

WB tiếp tục cho Việt Nam tiếp cận vốn vay

WB tiếp tục cho Việt Nam tiếp cận vốn vay

(VOV) - Phó Chủ tịch WB, ông Axel van Trotsenburg khẳng định điều này tại buổi họp báo chiều 8/5 tại Hà Nội.