WSJ: Bkav Bphone, Flappy Bird là hình mẫu cho khởi nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Theo Wall Street Journal, Bkav Bphone và Flappy Bird là hình mẫu cho khởi nghiệp Việt Nam.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay, các công ty khởi nghiệp đang tìm cách thoát khỏi cái bóng của các công ty công nghệ nước ngoài, tự tạo lập thương hiệu riêng cho mình. Bkav Bphone hay Flappy Bird chính là minh chứng cho điều này.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh thu 4 tỷ USD trong năm ngoái

WSJ nhận định, sự lớn mạnh gần đây của những công ty tư nhân mang đến dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào kinh tế nhà nước và tập đoàn đa quốc gia.

Làn sóng đầu tư vào CNTT

Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), các lập trình viên, nhà phát triển trong nước bắt đầu tham gia cuộc chơi. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hơn 100.000 công ty đăng ký thành lập website trong năm 2013, tăng 170% so với một năm trước đó.

Công ty nghiên cứu thị trường Gartner xếp Việt Nam nằm trong top 5 những nhà cung cấp dịch vụ gia công CNTT tại châu Á – bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka. Năm 2010, Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 30. Gartner đánh giá, nhờ chi phí thấp, Việt Nam trở thành tâm điểm đầu tư cho các công ty lớn.

Theo khảo sát của OEDC năm ngoái, học sinh trung học của Việt Nam xếp thứ 12 thế giới về toán và các môn khoa học, trong khi Mỹ chỉ đứng thứ 28 trong bảng xếp hạng. Đây chính là tiền đề để tạo nên một cuộc chuyển dịch mạnh mẽ công xưởng của nhiều công ty công nghệ đến nước ta, chẳng hạn như Samsung, Intel,… đều coi Việt Nam là một trong những công xưởng chính của mình.

Bkav - một công ty phát triển phần mềm diệt virus, vừa chuyển sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng bằng việc ra mắt smartphone “made in Vietnam” để cạnh tranh với Apple hay Samsung.

Bên cạnh đó, Nguyễn Hà Đông - cha đẻ của Flappy Bird - cũng đang rục rịch quay trở lại. Anh đang lên kế hoạch ra mắt hàng loạt các trò chơi di động mới vào cuối năm nay.

Ngoài ra, FPT - một trong những tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam dự định dành ra khoảng 50 triệu USD mỗi năm để thâu tóm hoặc đầu tư vào những công ty khởi nghiệp tại Mỹ. Doanh nghiệp này cũng đang xin giấy phép triển khai công nghệ 4G tại nước ta.

Cùng với lĩnh vực thương mại điện tử phát triển một cách bùng nổ, doanh thu đạt 4 tỷ USD vào năm ngoái, tăng từ 700 triệu USD trong năm 2012. Đây là động lực ra đời của những công ty mới như Hotdeal.vn và nhiều nền tảng thương mại điện tử khác.

Thách thức trên con đường khởi nghiệp

Đó là những cái tên nổi bật trong làng công nghệ. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, khởi nghiệp tại Việt Nam còn rất nhiều khó khăn và không phải ai cũng thành công.

Trên thực tế, Bkav gặp khó ngay trên "sân nhà" khi sản phẩm gặp nhiều lỗi và không đủ sức hấp dẫn với chính người dùng trong nước. Họ được cho là đang phát triển một mẫu điện thoại khác, cũng như tham gia vào lĩnh vực thiết bị đeo thông minh, tham vọng đi theo con đường phát triển của những nước như Hàn Quốc, Đài Loan.

Theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển, tuy nhiên hầu hết chỉ đi theo hướng gia công. Ngoài sự sáng tạo và kỹ năng, chúng ta cũng cần biết cách tự quảng bá bản thân để có thể mang về vốn đầu tư.

Tháng 12 năm ngoái, CEO của Google là Sundar Pichai cũng đã ghé thăm Việt Nam. Công ty mẹ của Google là Alphablet vừa công bố kế hoạch đào tạo 1.400 kỹ sư Việt Nam.

Gặp gỡ giới khởi nghiệp công nghệ trong nước, ông Sundar Pichai cho rằng startup Việt Nam có thể đạt thành công lớn nhờ vào sự bùng nổ người dùng Internet và văn hóa doanh nhân.

Sundar Pichai chia sẻ ông không tìm thấy lý do nào để nói rằng, Việt Nam sẽ không theo kịp Ấn Độ hay Trung Quốc. “Vấn đề chỉ là thời gian”, Sundar Pichai nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài học nào rút ra từ những sai lầm Bphone của BKAV?
Bài học nào rút ra từ những sai lầm Bphone của BKAV?

VOV.VN -Trên thị trường, chất lượng và giá cả là yếu tố quyết định thành bại, chứ không phải là cái mác “Made in Việt Nam”.

Bài học nào rút ra từ những sai lầm Bphone của BKAV?

Bài học nào rút ra từ những sai lầm Bphone của BKAV?

VOV.VN -Trên thị trường, chất lượng và giá cả là yếu tố quyết định thành bại, chứ không phải là cái mác “Made in Việt Nam”.

Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0
Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0

Trang tin The Richest vừa đưa Nguyễn Hà Đông vào danh sách 10 triệu phú Internet làm giàu từ con số 0.

Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0

Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0

Trang tin The Richest vừa đưa Nguyễn Hà Đông vào danh sách 10 triệu phú Internet làm giàu từ con số 0.

Cha đẻ Flappy Bird lọt top “30 under 30” của Forbes Việt Nam
Cha đẻ Flappy Bird lọt top “30 under 30” của Forbes Việt Nam

Danh sách “30 Under 30” là danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.

Cha đẻ Flappy Bird lọt top “30 under 30” của Forbes Việt Nam

Cha đẻ Flappy Bird lọt top “30 under 30” của Forbes Việt Nam

Danh sách “30 Under 30” là danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.

Báo Mỹ “soi” dây chuyền sản xuất điện thoại Bphone của Bkav
Báo Mỹ “soi” dây chuyền sản xuất điện thoại Bphone của Bkav

VOV.VN - Trang thông tin công nghệ CNET của Mỹ “soi” nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Bphone của Bkav tại Việt Nam.

Báo Mỹ “soi” dây chuyền sản xuất điện thoại Bphone của Bkav

Báo Mỹ “soi” dây chuyền sản xuất điện thoại Bphone của Bkav

VOV.VN - Trang thông tin công nghệ CNET của Mỹ “soi” nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Bphone của Bkav tại Việt Nam.