Xây dựng kịch bản quốc gia đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch

VOV.VN - Cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới theo hướng tích cực qua đại dịch Covid-19. Đây cũng là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

An sinh xã hội là vấn đề cấp bách

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bối cảnh lúc này, an sinh xã hội là vấn đề cấp bách nhất với người dân, tuy nhiên còn những vấn đề khác phải tính đến, đó là: xác định những việc cần làm ngay trong thời điểm hiện nay để có những phản ứng chính sách kịp thời; chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

An sinh xã hội là vấn đề cấp bách trong lúc đại dịch hoành hành.
(Ảnh minh họa: KT)

Đây là những vấn đề lớn nhằm hiện thực hóa được các mục tiêu: giảm tối đa ảnh hưởng của dịch lên nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân; đánh giá và dự báo những xu hướng thay đổi cũng như trật tự trong khu vực và trên thế giới từ tác động của dịch; đồng thời, tận dụng cơ hội và xu thế mới trong phát triển để chuẩn bị ngay những giải pháp, kịch bản cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới theo hướng tích cực qua đại dịch Covid-19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, sản xuất kinh doanh đình trệ, lao động mất việc làm, chuỗi cung ứng, mạng sản xuất bị đứt gãy. Theo đó, các cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư…) và trật tự thế giới sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi sâu sắc.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc về dịch bệnh toàn cầu; hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp toàn cầu và khu vực trong xử lý các cú sốc do Covid-19 gây ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nắm lấy để có các quyết sách đúng đắn và kịp thời. Theo đó, phải đẩy nhanh việc cải cách, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh… nhằm đủ sức tham gia ngay các trật tự mới, cấu trúc mới sau khi hết dịch (dự kiến sẽ diễn ra rất nhanh).

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Đề cập dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ: Lúc dịch bệnh lây lan và bùng phát thì những người nghèo, người yếu thế trong xã hội rất dễ bị tổn thương, rất cần những hỗ trợ của Nhà nước.

Người nghèo, người yếu thế rất cần hỗ trợ của Nhà nước. (Ảnh minh họa)

Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai ngay vì đời sống người dân và người lao động đang rất khó khăn. Đồng thời, phải tính độ trễ của việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, nhằm bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả của chính sách.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” nên đã là thời chiến thì cần phải tuân thủ kỷ luật thời chiến. Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng.

Người xưa có câu “Chén cơm cho người nghèo lúc khốn khó quý hơn ngàn lần những luận bàn cao siêu”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” do vậy việc sớm ban hành các chính sách để hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, người lao động… như dự thảo Nghị quyết có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một “Chính phủ hành động” như phương châm nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/1/2020 của Chính phủ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ: Đúng thời điểm, đúng đối tượng
Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ: Đúng thời điểm, đúng đối tượng

VOV.VN - Vấn đề được nhiều người quan tâm là gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 phải được trao đúng người, đúng đối tượng.

Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ: Đúng thời điểm, đúng đối tượng

Gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ: Đúng thời điểm, đúng đối tượng

VOV.VN - Vấn đề được nhiều người quan tâm là gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 phải được trao đúng người, đúng đối tượng.

Người lao động mong muốn sớm triển khai gói hỗ trợ vì dịch Covid-19
Người lao động mong muốn sớm triển khai gói hỗ trợ vì dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều người lao động mong muốn Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 sẽ sớm đi vào thực tiễn.

Người lao động mong muốn sớm triển khai gói hỗ trợ vì dịch Covid-19

Người lao động mong muốn sớm triển khai gói hỗ trợ vì dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều người lao động mong muốn Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 sẽ sớm đi vào thực tiễn.

Gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân: Đối tượng nào được nhận?
Gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân: Đối tượng nào được nhận?

VOV.VN -Một gói cứu trợ khẩn cấp là cần thiết, song sự cẩn trọng thiết thực hơn nhiều khi nhìn vào nội lực kinh tế Việt Nam so với bình diện khu vực và quốc tế.

Gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân: Đối tượng nào được nhận?

Gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân: Đối tượng nào được nhận?

VOV.VN -Một gói cứu trợ khẩn cấp là cần thiết, song sự cẩn trọng thiết thực hơn nhiều khi nhìn vào nội lực kinh tế Việt Nam so với bình diện khu vực và quốc tế.