Xây dựng sân bay Long Thành: Lo nhất là tiền!

VOV.VN - Thường vụ Quốc hội đã tán thành việc trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, nhưng lo nhất vẫn là vốn.

Cuối giờ chiều qua (8/10), phiên họp thứ 32 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đa số ý kiến của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương xây dựng sân bay Long Thành. Ngoài một số vấn đề còn băn khoăn, có ý kiến khác nhau thì câu hỏi về vốn đầu tư xây dựng được nhiều đại biểu quan tâm.

Theo báo cáo của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trước Thường vụ Quốc hội, toàn bộ dự án được chia thành 3 giai đoạn. Khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 7,8 tỷ USD (làm tròn số) tương đương 164.589 tỷ đồng (nhân tỷ giá 21.000 VND/USD).

Vốn đầu tư cho dự án sẽ được huy động từ nhiều nguồn, tùy thuộc vào hạng mục đầu tư cụ thể, theo nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn; khuyến khích đầu tư vào các dự án thành phần dịch vụ khai thác, có khả năng thu hồi vốn đầu tư.

Cơ cấu nguồn vốn dự kiến: Vốn nhà nước (vốn ngân sách, trái phiếu, ODA…) giai đoạn 1 là 84.624 tỷ đồng. Vốn huy động ngoài nhà nước (vốn doanh nghiệp, cổ phần liên doanh liên kết, hợp tác công tư, là 79.965 tỷ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước bày tỏ sự đồng tình xây dựng Cảng HKQT Long Thành thay vì phương án cải tạo, nâng cấp Sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, ông Ksor Phước đặt vấn đề: Bây giờ còn câu chuyện vốn ở đâu? Giai đoạn 1 cần khoảng 80.000 tỷ. Từ năm 2014-2016 là thời gian thu xếp vốn. Tuy nhiên, riêng năm 2014 và 2015 huy động vốn từ trái phiếu chính phủ là không còn nữa, vì năm 2015 Quốc hội khóa vốn rồi. Chính phủ phải giải trình tiền nhà nước là lấy ở đâu. Hay là Quốc hội lại phải ra Nghị quyết đặc biệt để bổ sung trái phiếu Chính phủ. Nếu không giải quyết được thì sẽ kéo dài thời gian đền bù, giai đoạn 1 dự án.

Cùng chung quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn, vậy ở đây cần phân tích rõ vốn ngân sách, trái phiếu, vay nước ngoài… tính khả thi của mỗi nguồn này trong từng giai đoạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng bày tỏ: “Việc tôi lo nhất là tiền. Giai đoạn đầu tiên là công tác đền bù. Việc đền bù phải khẩn trương. Nếu không đền bù bây giờ thì sau này giá sẽ lên, giải quyết không ổn thỏa sẽ dễ sinh khiếu kiện”.

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không khả thi

Theo báo cáo của Bộ GTVT, việc mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đạt công suất 40-50 triệu hành khách/năm vào năm 2025-2030 là không khả thi.

Lý do được Bộ GTVT đưa ra là Tân Sơn Nhất nằm trọn trong khu vực nội thành TP HCM. Năm 2013 khai thác đạt 140.000 lượt tàu bay  cất hạ cánh (trung bình 383 lần chuyến/ngày), chưa kể các hoạt động bay quân sự. Việc tiếp tục nâng cao công suất khai thác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm thành phố HCM như ô nhiễm tiếng ồn, khí thải vượt qua tiêu chuẩn cho phép, không đáp ứng được tiêu chuẩn của ICAO về phát triển bền vững, an toàn hàng không.

Hệ thống giao thông tiếp cận Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cũng rất khó khăn, nhất là khi lượng hành khách thông qua đạt trên 25 triệu hành khách.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn khẳng định: Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là không khả thi, vì đây là khu vực lòng chảo, có đông dân sinh sống. Sân bay quốc tế ở các nước nằm ngoài khu dân cư. Không nước nào giữa thành phố lớn mà để một sân bay trong đó. Nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì chỉ mở rộng đường băng thôi chứ không thể mở rộng đường đi vào và các hạ tầng xung quanh.

Cho ý kiến về dự án này, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho rằng: Báo cáo của Chính phủ  đã thể hiện rõ, nhưng cần chuẩn bị thêm để giải trình trước Quốc hội những vấn đề như: Tại sao lại lựa chọn địa điểm này và tại sao không cải tạo sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất. Cùng với đó, phải nêu chi tiết về khả năng cạnh tranh khi đưa công trình vào khai thác vì chúng ta bỏ nguồn vốn lớn thì phải tính đến hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, cơ sở pháp lý để xây dựng dự án này dựa trên một số văn bản pháp luật như Luật đấu thầu từ 2005 trong khi Luật mới vừa được Quốc hội thông qua. Tới đây còn có hàng loạt luật mới nữa thì phải cập nhật nội dung mới. “Một số cơ chế chính sách đặc thù cho dự án này như đất đai, thuế, công nghệ… cần thể hiện đầy đủ trong hồ sơ trình Quốc hội” – Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nói.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Về cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc trình ra Quốc hội để xin chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng tham mưu Chính phủ có phương án vốn, giải phóng mặt bằng, đầu tư, phân kỳ đầu tư… rõ ràng, thuyết phục hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa quá tải đến mức phải xây dựng sân bay Long Thành
Chưa quá tải đến mức phải xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN -Nhà đầu tư thì khẳng định đến năm 2020 sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, còn TP HCM thì nói “chưa”.

Chưa quá tải đến mức phải xây dựng sân bay Long Thành

Chưa quá tải đến mức phải xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN -Nhà đầu tư thì khẳng định đến năm 2020 sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, còn TP HCM thì nói “chưa”.

Gần 5,7 tỷ USD xây Sân bay Long Thành giai đoạn 1a
Gần 5,7 tỷ USD xây Sân bay Long Thành giai đoạn 1a

Giai đoạn 1a sẽ xây dựng 1 đường hạ cất cánh và nhà ga hành khách có công suất 17 triệu hành khách/năm.

Gần 5,7 tỷ USD xây Sân bay Long Thành giai đoạn 1a

Gần 5,7 tỷ USD xây Sân bay Long Thành giai đoạn 1a

Giai đoạn 1a sẽ xây dựng 1 đường hạ cất cánh và nhà ga hành khách có công suất 17 triệu hành khách/năm.

Dự án sân bay Long Thành cần 7,8 tỉ USD
Dự án sân bay Long Thành cần 7,8 tỉ USD

Có ý kiến cho rằng, chúng ta đang phải trả giá cho sự chậm trễ, trong khi nhiều nước thu được nhiều lợi ích từ việc xây mới và mở rộng sân bay.

Dự án sân bay Long Thành cần 7,8 tỉ USD

Dự án sân bay Long Thành cần 7,8 tỉ USD

Có ý kiến cho rằng, chúng ta đang phải trả giá cho sự chậm trễ, trong khi nhiều nước thu được nhiều lợi ích từ việc xây mới và mở rộng sân bay.

Sẽ góp vốn đầu tư xây dựng sân bay Long Thành
Sẽ góp vốn đầu tư xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN - Liên doanh các nhà thầu để đầu tư dự án này nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Sẽ góp vốn đầu tư xây dựng sân bay Long Thành

Sẽ góp vốn đầu tư xây dựng sân bay Long Thành

VOV.VN - Liên doanh các nhà thầu để đầu tư dự án này nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Xây sân bay Long Thành hay phát triển hệ thống đường sắt Bắc–Nam?
Xây sân bay Long Thành hay phát triển hệ thống đường sắt Bắc–Nam?

VOV.VN -Trong lúc tình hình kinh tế khó khăn, việc huy động vốn không đơn giản thì vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn cân nhắc xây dựng công trình này.

Xây sân bay Long Thành hay phát triển hệ thống đường sắt Bắc–Nam?

Xây sân bay Long Thành hay phát triển hệ thống đường sắt Bắc–Nam?

VOV.VN -Trong lúc tình hình kinh tế khó khăn, việc huy động vốn không đơn giản thì vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn cân nhắc xây dựng công trình này.