Xây dựng tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam

(VOV) -Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị tập trung rà soát, xây dựng bộ tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam…

Sáng 22/2, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Phiên họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Tại phiên họp, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung rà soát, xây dựng bộ tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và xây dựng báo cáo phát triển bền vững của quốc gia năm 2013.           

Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2003, những cải cách về môi trường kinh doanh của Việt Nam đều theo hướng tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Trong 9 năm qua, Việt Nam thực hiện 7 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 10/11 lĩnh vực.

Trong khi đó, theo Báo cáo Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2005-2012 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong hai năm gần đây, nước ta liên tiếp tụt hạng và mất 16 bậc. Năm 2012-2013, Việt Nam xếp ở vị trí 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn 10 bậc so với xếp hạng năm trước. Các báo cáo này đưa ra những đánh giá độc lập dựa trên các bộ tiêu chí khác nhau, song đều giúp quốc gia được xếp hạng nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh, từ đó tìm cơ hội cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải xây dựng một báo cáo chuyên sâu và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lựa chọn phương án: báo cáo chuyên sâu về năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó áp dụng khung phân tích của Diễn đàn kinh tế thế giới. Theo đó, hệ thống chỉ số của năng lực cạnh tranh của Việt Nam gồm các nội dung: Đào tạo và giáo dục; hiệu quả thị trường hàng hóa; thị trường lao động; sự phát triển của thị trường tài chính; mức độ sẵn sàng của công nghệ và quy mô thị trường.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) kiến nghị: “Bộ tiêu chí phát triển bền vững gồm 21 tiêu chí nhưng rất chung, áp dụng cho mọi quốc gia. Tôi muốn trong năm 2013, hoàn thiện lại bộ chỉ số này trên cơ sở phụ thuộc vào trình độ phát triển, thực trạng hiện tại của Việt Nam, và có cơ chế giám sát nó. Đưa ra phương án đề nghị chú trọng ý kiến đánh giá của tổ chức quốc tế để xem chúng ta đang ở đâu, tập trung vào tiêu chí yếu nhất để làm từ nay hết 2013 và hàng năm có báo cáo thì mới có chất lượng”.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Thời gian tới, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cần hoàn thiện thể chế hoạt động; Tập trung rà soát xây dựng bộ tiêu chí, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Phó Thủ tướng cũng đề nghị cần có đề án tuyên truyền về phát triển bền vững. Trong đó làm rõ việc phát triển không bền vững về xã hội, môi trường, kinh tế; không tận dụng năng lực tài nguyên một cách phù hợp sẽ gây tác hại như thế nào. Đồng thời, đưa ra những yêu cầu, tiêu chí và giải pháp để phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Đề nghị các ủy ban rà soát để cuối năm có danh mục xác định các chính sách đang cản trở phát triển bền vững. Chính sách nào tác dụng ngược phải lên danh mục sửa, đồng thời kiến nghị chính sách phát triển bền vững, tạo động lực về xã hội và kinh tế. Một nội dung nữa là thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế từ mô hình tăng trưởng mới, chúng tôi báo cáo Thủ tướng về kế hoạch phối hợp với hội doanh nghiệp, các bộ để có khảo sát toàn quốc, xác định các doanh nghiệp điển hình phát triển theo mô hình mới. Muốn tái cơ cấu kinh tế không phải chỉ là vĩ mô, các doanh nghiệp nếu không đổi mới mô hình tăng trưởng thì đất nước cũng không đổi mới được”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế
Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

(VOV)-Theo ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam cần tập trung giải quyết hai nhiệm vụ quan trọng: Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

(VOV)-Theo ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam cần tập trung giải quyết hai nhiệm vụ quan trọng: Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế
Đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế

(VOV) - Từ báo cáo cho thấy thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn còn yếu.

Đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế

Đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế

(VOV) - Từ báo cáo cho thấy thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn còn yếu.

Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế
Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

(VOV) - Năm 2012 khép lại với nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

(VOV) - Năm 2012 khép lại với nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Phá “vòng xoáy bế tắc” của nền kinh tế, cách nào?
Phá “vòng xoáy bế tắc” của nền kinh tế, cách nào?

(VOV)- Tại Hội thảo khoa học về Kinh tế Việt Nam 2012-2013, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước ta đang vướng vòng xoáy bế tắc.

Phá “vòng xoáy bế tắc” của nền kinh tế, cách nào?

Phá “vòng xoáy bế tắc” của nền kinh tế, cách nào?

(VOV)- Tại Hội thảo khoa học về Kinh tế Việt Nam 2012-2013, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước ta đang vướng vòng xoáy bế tắc.

Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ cột nền kinh tế
Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ cột nền kinh tế

(VOV) -Nông nghiệp đóng góp tới 2,7%, xuất siêu với hơn 10 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu của thế giới.

Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ cột nền kinh tế

Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ cột nền kinh tế

(VOV) -Nông nghiệp đóng góp tới 2,7%, xuất siêu với hơn 10 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu của thế giới.