Xe buýt còn loay hoay đừng đổ khó lên đầu người dân

VOV.VN - Tăng phí để hạn chế phương tiện cá nhân trong khi vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu là đề xuất khó khả thi.

 

Xoay quanh đề xuất giảm ùn tắc giao thông của Sở GTVT TP HCM bằng cách tăng các khoản thuế phí, để hạn chế phương tiện cá nhân, dư luận tỏ ra không đồng tình và cho rằng không thể đổ khó khăn lên đầu người dân. Vấn nạn ùn tắc giao thông không chỉ do cơ sở hạ tầng kém mà nguyên nhân quan trọng còn do phương tiện công cộng đang đi xuống.

Là sinh viên của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, hàng ngày Nguyễn Hồng Nhân di chuyển ít nhất 2 lần đến 2 cơ sở của trường giữa quận Thủ Đức và quận 1. Trước đây xe buýt là phương tiện đi lại chủ yếu của Hồng Nhân, nhưng 1 năm trở lại đây Nhân quyết định đi xe máy vì giá vé xe buýt hiện đã cao hơn so với trước, và chạy rất ẩu. Ngoài ra còn vì lo sợ bị bạo hành, bị quấy rối tình dục hoặc bị móc túi ngay trên xe buýt.

“Khi đi xe buýt công cộng ngồi gần người kia người nọ, nghe câu chuyện của người này người kia cũng rất thú vị. Nhưng nhiều người nói đi xe buýt thành phố đi chậm thua cả xe đạp. Do đó để phát triển cần phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nhất là vận tải hành khách công cộng”, Nguyễn Hồng Nhân cho biết.

Xe buýt đang dần mất đi vị thế đối với người dân TP HCM. Từ năm 2007 khối lượng hành khách vận chuyển được của hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố đã có dấu hiệu chững lại. Thậm chí có thời kì sản lượng chuyên trở hành khách năm sau thấp hơn năm trước.

Nhiều người nói đi xe buýt TP HCM đi chậm thua cả xe đạp. (Ảnh minh họa: KT)
Nhiều chuyên gia vận tải e ngại trong năm 2015 này, lượng khách chuyên chở được của cả hệ thống vận tải hành khách công cộng chỉ đạt khoảng 700 triệu lượt. Như vậy mới chỉ đáp ứng được khoảng 11% nhu cầu đi lại của người dân thay vì 15% như mục tiêu xác định trong Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015 của thành phố.

Một trong những lí do khiến gia tăng quá nhanh các phương tiện cá nhân là sự đi xuống của vận tải công cộng, đặc biệt là xe buýt. Đó là chưa kể tình trạng thiếu bến bãi xe khiến xe buýt phải chạy lòng vòng hoặc đậu dưới lòng lề đường cũng khiến cho giao thông thêm ách tắc. Hiện nay thành phố có hơn 3.000 đầu xe buýt, hoạt động trên 200 tuyến với 80 điểm đầu - cuối. Tuy nhiên mới chỉ có 20 bến bãi ổn định.

Vì vậy, chuyên gia giao thông, TS. Phạm Sanh cho rằng, để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, nhất quyết phải nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt.

“Xe buýt mấy năm nay không phát triển. Nếu TP HCM kiên quyết bỏ bù giá theo kế hoạch bằng việc đấu thầu đấu giá, tức là vẫn trợ giá nhưng thông qua đấu thầu đấu giá thì mảng xe buýt sẽ phát triển hơn rất nhiều. Qua đó, bộ phận quản lý điều hành giao thông công cộng sẽ tập trung vào việc phát triển mạng lưới xe buýt”, TS. Phạm Sanh cho biết.

Đặt vấn đề này với ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm vận tải hành khách công cộng TP HCM, ông cho biết, thành phố đang triển khai lập dự án đầu tư bến bãi giao thông tĩnh đối với 3 loại hình là bến xe buýt, bến xe liên tỉnh và bãi kỹ thuật xe buýt với tổng diện tích gần 73 ha.

Bên cạnh đó, sẽ đổi mới phương tiện vận chuyển, sắp xếp lại luồng tuyến xe buýt cho hợp lý hơn. Đồng thời cải tiến, nâng cao dịch vụ và công tác điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng,.. Đặc biệt là sẽ sớm hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến buýt nhanh (BRT) vào năm 2018, hay đường sắt đô thị metro trong tương lai không xa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

“Sở GTVT đã phối hợp với các quận, huyện khảo sát, chấm những điểm phù hợp cơ sở hạ tầng cho xe buýt như bến bãi, điểm trung chuyển… Bước đầu đã xác định được một số điểm rất thuận lợi cho hoạt động vận tải công cộng. Sở GTVT cũng đã cải tạo được bãi xe buýt ở công viên 23/9, một bãi mới ở công viên văn hoá Đầm Sen. Điều này sẽ đem lại bộ mặt mới và trực tiếp cho vận tải công cộng thành phố”, ông Lê Hải Phong nói.

Cùng với sự cải thiện về hạ tầng giao thông, cùng với cung cấp phục vụ hành khách chu đáo, trong tương lai không xa, vận tải hành khách công cộng sẽ lại là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân thành phố. Khi ấy, người dân cũng không cần phải tính chuyện sắm thêm phương tiện cá nhân ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phí lưu hành phương tiện cá nhân sẽ thu 5%/ năm
Phí lưu hành phương tiện cá nhân sẽ thu 5%/ năm

Việc thu phí môtô giao cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.  

Phí lưu hành phương tiện cá nhân sẽ thu 5%/ năm

Phí lưu hành phương tiện cá nhân sẽ thu 5%/ năm

Việc thu phí môtô giao cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.  

Phản đối đề xuất hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân
Phản đối đề xuất hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân

VOV.VN -Các phương tiện công cộng chưa thể hoặc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân.

Phản đối đề xuất hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân

Phản đối đề xuất hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân

VOV.VN -Các phương tiện công cộng chưa thể hoặc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân.

Hạn chế phương tiện cá nhân: Cấm thôi chưa đủ
Hạn chế phương tiện cá nhân: Cấm thôi chưa đủ

VOV.VN -Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân phải đi song hành với việc phát triển giao thông công cộng hợp lý.

Hạn chế phương tiện cá nhân: Cấm thôi chưa đủ

Hạn chế phương tiện cá nhân: Cấm thôi chưa đủ

VOV.VN -Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân phải đi song hành với việc phát triển giao thông công cộng hợp lý.

Thủ tướng chỉ đạo về thu phí lưu hành phương tiện cá nhân
Thủ tướng chỉ đạo về thu phí lưu hành phương tiện cá nhân

Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án trình Chính phủ xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng chỉ đạo về thu phí lưu hành phương tiện cá nhân

Thủ tướng chỉ đạo về thu phí lưu hành phương tiện cá nhân

Bộ Giao thông - Vận tải chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án trình Chính phủ xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.