Xử lý dứt điểm xe chở quá tải

VOV.VN - Theo liên ngành Bộ GT-VT và Bộ Công an, tình trạng xe quá tải lưu thông trên đường bộ đang diễn ra rất phức tạp.

Phải xử lý tận gốc xe chở nguồn hàng ở các kho cảng, bến bãi và phải xử lý trách nhiệm của chủ hàng, doanh nghiệp vận tải mới giải quyết dứt điểm tình trạng xe chở quá tải.

Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến về việc tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ vừa được Bộ GT-VT và Bộ Công an tổ chức.

Xe quá tải, quá khổ là nguyên nhân chính khiến các con đường bị hư hỏng nặng.

Theo đánh giá của liên ngành Bộ GT-VT và Bộ Công an, tình trạng xe quá tải lưu thông trên đường bộ đang diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng khiến nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho công tác khắc phục sự cố, thiệt hại rất lớn về kinh phí và làm giảm tuổi thọ của công trình. Trong tổng số xe được kiểm tra gần đây, có đến 50% số lượng xe chở hàng hóa quá tải trọng cho phép, có xe vượt quá tải trọng đến 200%, thậm chí 300%...

Một trong những lý do khiến việc kiểm soát tải trọng xe đến nay không hiệu quả là bản thân người lái xe vừa là thủ phạm nhưng cũng là nạn nhân vì bị chủ hàng ép chở để giảm giá chi phí.

Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết, việc chở quá tải xảy ra do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách chở quá tải để giảm giá cước. Bản thân các chủ hàng luôn muốn thuê doanh nghiệp chở quá tải để giảm chi phí. Do vậy, để tồn tại, doanh nghiệp buộc phải chở quá tải dù họ không muốn.

Ông Phạm Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ ô tô số 8, thuộc TCty Công nghiệp ô tô Việt Nam cho biết: “Những doanh nghiệp vận tải thực hiện tốt lại không đáp ứng được yêu cầu của chủ hàng và chủ hàng sẽ không thuê. Vì thế, doanh nghiệp vận tải buộc phải chở quá tải, dù biết là vi phạm. Đây cũng là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vận tải khi muốn chở hàng đủ tải”.

Đại diện của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị, phải có chế tài xử lý hoặc buộc chủ hàng trả mức giá phù hợp với nhu cầu vận tải để không ép giá vận tải. Với các đơn vị bốc xếp hàng hóa tại đầu mối kho hàng, bến cảng, nhà ga phải có trách nhiệm ngăn chặn việc chở hàng quá tải ngay từ gốc khi các phương tiện vận tải đến nhận hàng. Các cơ quan Nhà nước phải xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải làm ăn chụp giật, tìm cách hạ giá thành vận tải bằng cách chở quá tải.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Văn Chung, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, lực lượng chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, xử lý xe quá tải bởi còn không ít các chủ hàng, lái xe doanh nghiệp vận tải vẫn cố tình vi phạm hoặc tìm mọi cách trốn tránh sự kiểm tra.

Để giải quyết thực trạng xe chở quá tải, Bộ GT-VT đã ban hành Thông tư số 35 ngày 21/10/2013 quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư này áp dụng đối với người vận tải hàng hóa, người lái xe, người áp tải, người thuê vận tải, người xếp hàng hóa trên xe ô tô và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ. Thông tư này cũng quy định, tại nơi xếp hàng lên xe ô tô, phải đảm bảo xếp hàng đúng trọng tải cho phép của xe và tải trọng cầu đường trên lộ trình xe chở hàng lưu thông, đảm bảo không quá tải trọng trục, tức là hàng phải xếp đều trên các trục.

Ông Đặng Văn Chung nhấn mạnh, nếu chấp hành quy định của Thông tư này, sẽ không còn tình trạng chủ hàng ép chủ xe và chủ xe ép lái xe phải chở hàng quá trọng tải của xe. Và nếu các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ xuất hàng, xếp hàng lên xe ô tô theo đúng trọng tải của xe, tình trạng xe quá tải sẽ chấm dứt hoàn toàn. Đồng nghĩa với hàng loạt các vấn đề gây tốn kém, lãng phí về tiền bạc, thời gian, con người cho bên vi phạm gồm lái xe, chủ xe, chủ hàng và các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ xử lý vi phạm cũng sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, Thông tư này mới chỉ có quy định hành chính mà chưa đưa được chế tài xử phạt vào trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. “Trước mắt đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản các đối tượng áp dụng quy định tại Thông tư số 35 để xử lý hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm” - ông Đặng Văn Chung nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT tăng cường thanh tra, xử lý xe quá tải
Bộ GTVT tăng cường thanh tra, xử lý xe quá tải

Theo Bộ Giao thông Vận tải tình trạng ô tô chở hàng hoá vượt tải trọng đang có chiều hướng gia tăng, là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Bộ GTVT tăng cường thanh tra, xử lý xe quá tải

Bộ GTVT tăng cường thanh tra, xử lý xe quá tải

Theo Bộ Giao thông Vận tải tình trạng ô tô chở hàng hoá vượt tải trọng đang có chiều hướng gia tăng, là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Sẽ có quy chế phối hợp xử lý xe quá tải
Sẽ có quy chế phối hợp xử lý xe quá tải

Việc xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền lực lượng Cảnh sát giao thông và Kiểm soát quân sự, lực lượng Thanh tra giao thông.

Sẽ có quy chế phối hợp xử lý xe quá tải

Sẽ có quy chế phối hợp xử lý xe quá tải

Việc xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền lực lượng Cảnh sát giao thông và Kiểm soát quân sự, lực lượng Thanh tra giao thông.

67 trạm cân di động khống chế xe quá tải
67 trạm cân di động khống chế xe quá tải

(VOV) - Trạm cân di động có thể dễ dàng di chuyển địa điểm, ngăn chặn hiện tượng né trạm cân cố định với xe trọng tải lớn.

67 trạm cân di động khống chế xe quá tải

67 trạm cân di động khống chế xe quá tải

(VOV) - Trạm cân di động có thể dễ dàng di chuyển địa điểm, ngăn chặn hiện tượng né trạm cân cố định với xe trọng tải lớn.

Trạm cân 6 tỷ đồng vẫn không ngăn được xe quá tải
Trạm cân 6 tỷ đồng vẫn không ngăn được xe quá tải

Kể từ lúc đi vào hoạt động ngày 1/3/2009, trạm cân Dầu Giây với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng vẫn chưa phát huy tác dụng như mong muốn trong việc giảm tải để bảo vệ cầu, đường.

Trạm cân 6 tỷ đồng vẫn không ngăn được xe quá tải

Trạm cân 6 tỷ đồng vẫn không ngăn được xe quá tải

Kể từ lúc đi vào hoạt động ngày 1/3/2009, trạm cân Dầu Giây với số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng vẫn chưa phát huy tác dụng như mong muốn trong việc giảm tải để bảo vệ cầu, đường.