Xử lý nợ xấu: Vẫn vướng điều kiện tài sản đảm bảo

VOV.VN - Với sự ra đời của Nghị quyết 42, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối năm 2017 đã giảm xuống dưới 2,46%.

Tại Diễn đàn “Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững” diễn ra sáng nay, 8/5, tại Hà Nội, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu được triển khai quyết liệt, đồng bộ, bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan.

Diễn đàn “Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững” (Ảnh:Chung Thủy)

Cụ thể, sự ổn định, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững và từng bước cải thiện, không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát; số lượng các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém giảm dần; sở hữu chéo, đầu tư chéo cơ bản được xử lý; khung pháp lý về tiền tệ và ngân hàng được tập trung hoàn thiện, thiết chế an toàn; nợ xấu tiếp tục được kiểm soát hiệu quả và duy trì ở mức dưới 3%…

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng, đây là lần đầu tiên Nghị quyết về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của xử lý nợ xấu được ban hành. Mục tiêu của Nghị quyết 42 là tạo ra sự bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Cả 2 bên đều phải nâng cao trách nhiệm của mình trước hệ thống pháp luật và trước nền kinh tế.

“Nghị quyết 42 có hiệu lực 10 tháng nay đã phát huy tính hiệu quả cao của nó. Cụ thể, nhiều vụ thu giữ tài sản đảm bảo có giá trị lớn đã diễn ra. Động thái này giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống tiền gửi của tổ chức tín dụng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của người bị thu giữ tài sản. Hy vọng trong  5 năm tới, gần 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo với Quốc hội sẽ được xử lý triệt để.”- Ông Nguyễn Đức Kiên cho hay.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Phạm Huyền Anh cũng chỉ ra rằng, công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ tích cực để giải quyết khó khăn cho tổ chức tín dụng; khó khăn về mặt truyền thông trong quá trình thu giữ tài sản theo tinh thần Nghị quyết 42.

Ngoài ra, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42. Một khó khăn nữa là vướng mắc liên quan đến việc tăng vốn cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước về mặt pháp lý và thực tiễn triển khai.

Để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao trong thời gian tới, ông Phạm Huyền Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt, chấp thuận chủ trương và theo dõi, giám sát việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Tiếp tục hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về sở hữu cổ phiếu dẫn tới chi phối ngân hàng của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn, lợi ích nhóm trong các tổ chức tín dụng cổ phần theo lộ trình thích hợp; triển khai các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uỷ ban Giám sát Tài chính: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%
Uỷ ban Giám sát Tài chính: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%

VOV.VN -Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia công bố cho biết tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%.

Uỷ ban Giám sát Tài chính: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%

Uỷ ban Giám sát Tài chính: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%

VOV.VN -Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia công bố cho biết tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%.

Giai đoạn 2016-2020 giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu cao
Giai đoạn 2016-2020 giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu cao

VOV.VN - Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, Chính phủ tin tưởng rằng, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ giải quyết dứt điểm được tình trạng nợ xấu cao hiện nay.

Giai đoạn 2016-2020 giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu cao

Giai đoạn 2016-2020 giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu cao

VOV.VN - Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, Chính phủ tin tưởng rằng, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ giải quyết dứt điểm được tình trạng nợ xấu cao hiện nay.

"Nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao"
"Nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao"

VOV.VN - Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao.

"Nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao"

"Nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao"

VOV.VN - Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao.

Ngân hàng Nhà nước “thúc” các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước “thúc” các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước “thúc” các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước “thúc” các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Xây dựng thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu
Ngân hàng Xây dựng thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng Xây dựng (CB) thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nhóm nợ riêng lẻ thu hồi là trên 500 tỷ đồng, nợ nhóm lớn thu hồi hơn 4.700 tỷ đồng.

Ngân hàng Xây dựng thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng Xây dựng thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng Xây dựng (CB) thu hồi được trên 5.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nhóm nợ riêng lẻ thu hồi là trên 500 tỷ đồng, nợ nhóm lớn thu hồi hơn 4.700 tỷ đồng.