Xuất chuồng mỗi tạ heo lỗ 2 triệu đồng, nông dân Tiền Giang “kêu cứu”

VOV.VN - Người chăn nuôi ở tỉnh Tiền Giang đang bị thua lỗ nặng và phải nuôi đàn heo quá lứa do đàn heo đang bị rớt giá thê thảm và khó tiêu thụ.

Gia đình ông Nguyễn Tấn Bỉnh ở xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) như đang ngồi trên đống lửa vì trại heo 100 con đang đến lứa xuất chuồng nhưng giá giảm, lại không có thương lái đến mua.

“Bây giờ, nhiều chợ chưa mở cửa, thương lái bán chậm lắm, mỗi ngày mổ có 1 con nên dân không có chỗ bán. Thức ăn, con giống thì giá cao, ở thời điểm bắt giá con giống từ 1,8 - 2 triệu đồng/con. Tính cả thức ăn, giá thành trên 5 triệu đồng/tạ, mà nay bán chỉ 3 - 3,2 triệu đồng/tạ, lỗ 2 triệu đồng/ tạ. Đề nghị cho các chợ mở lại, công nhân đi làm, học sinh đi học, lúc đó con heo mới bán được. Bây giờ nuôi cầm cự, chờ tình hình chợ búa mở lại coi sao chứ bán lỗ liền”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nói.

Cách đây 1 tháng, giá heo thịt ở tỉnh Tiền Giang ở mức gần 6 triệu đồng/tạ, nạy sụt giảm gần 50%. Đối với đàn heo quá lứa càng khó tiêu thụ.

Theo các thương lái, gần đây, đầu ra khó khăn do các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh ngưng hoạt động. Nhiều chợ truyền thống đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19. Việc vận chuyển heo từ địa phương này đến địa phương khác qua các chốt kiểm dịch gặp khó khăn. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân nhiều tỉnh trong khu vực như Tiền Giang, Bến Tre tái đàn heo rất nhanh dẫn đến "cung vượt cầu".

Tiền Giang hiện có hơn 350.000 con heo, là một trong những địa phương có đàn heo lớn ở vùng ĐBSCL. Tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có đàn heo chuyên canh trên 30.000 con. Chính quyền địa phương hiện chưa có biện pháp gì để “giải cứu” đàn heo.

Ông Nguyễn Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Xuân Đông cho biết: “Từ thời điểm dịch bệnh bùng phát đến nay giá sụt, thương lái không mua nữa. Có một số hộ giết mổ bán lẻ cho dân ăn vì không bán được. Tôi nghĩ do công nhân chưa đi làm lại nhiều, các quán ăn chỉ được bán mang đi. Heo bây giờ nhiều lắm. Người dân không biết làm sao, mới xả chốt nên không biết tiêu thụ bằng cách nào. Chợ xã Xuân Đông bán nhiều thịt heo, tiêu thụ không hết”.

Để “giải cứu” đàn heo của nông dân tỉnh Tiền Giang đang gặp khó khăn về đầu ra, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển mua bán heo, nhất là việc đưa heo ra tiêu thụ ngoài tỉnh; đặc biệt là việc sớm triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về những quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", thiết lập lại trật tự mua bán, kinh doanh ở các chợ trong điều kiện “bình thường mới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương lái tranh nhau mua heo, người chăn nuôi vẫn lo lắng
Thương lái tranh nhau mua heo, người chăn nuôi vẫn lo lắng

VOV.VN - Giá heo hơi ở Đông Nam bộ đang dần nhích lên sau thông tin dịch tả heo Châu phi cơ bản được khống chế.

Thương lái tranh nhau mua heo, người chăn nuôi vẫn lo lắng

Thương lái tranh nhau mua heo, người chăn nuôi vẫn lo lắng

VOV.VN - Giá heo hơi ở Đông Nam bộ đang dần nhích lên sau thông tin dịch tả heo Châu phi cơ bản được khống chế.

Giá heo tăng, người chăn nuôi ở Đông Nam bộ vừa mừng vừa lo
Giá heo tăng, người chăn nuôi ở Đông Nam bộ vừa mừng vừa lo

VOV.VN - Giá heo hơi đang ở mức cao khiến người chăn nuôi lo ngại tình trạng nhập lậu, trong khi dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành ở nước lân cận.

Giá heo tăng, người chăn nuôi ở Đông Nam bộ vừa mừng vừa lo

Giá heo tăng, người chăn nuôi ở Đông Nam bộ vừa mừng vừa lo

VOV.VN - Giá heo hơi đang ở mức cao khiến người chăn nuôi lo ngại tình trạng nhập lậu, trong khi dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành ở nước lân cận.

Giá heo tăng giúp người nuôi cắt lỗ
Giá heo tăng giúp người nuôi cắt lỗ

VOV.VN - Từ đầu tháng 4, giá heo sau 18 tháng trì trệ đã bất ngờ khởi sắc, liên tục tăng giá và mang lợi nhuận trở lại cho người chăn nuôi. 

Giá heo tăng giúp người nuôi cắt lỗ

Giá heo tăng giúp người nuôi cắt lỗ

VOV.VN - Từ đầu tháng 4, giá heo sau 18 tháng trì trệ đã bất ngờ khởi sắc, liên tục tăng giá và mang lợi nhuận trở lại cho người chăn nuôi.