Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại

(VOV) - Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng các vụ kiện kép, tức là vừa kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp

Tính đến nay, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới đã phải đối mặt với trên 50 vụ kiện phòng vệ thương mại. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng cũng là nước có đơn kiện nhiều nhất. Đáng chú ý là ngày càng gia tăng các vụ kiện kép, tức là vừa kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết lần đầu tiên xuất khẩu thép sang Mỹ bị kiện bán phá giá và chống trợ cấp, với 2 doanh nghiệp  bị đưa vào diện bị đơn bắt buộc là Công ty trách nhiệm hữu hạn thép SeAH Việt Nam và Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên - Hải Phòng.

Đã có hai doanh nghiệp xuất khẩu thép sang Mỹ bị kiện bán phá giá và chống trợ cấp


Mặc dù, sau thời gian điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định chấm dứt điều tra chống trợ cấp đối với ống thép hàn các bon của Việt Nam do không có trợ cấp đối kháng, song vụ việc này cho thấy có nhiều rào cản thương mại đặt ra cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Ông Nguyễn Tiến Nghi cho biết gần đây Mỹ lại cảnh báo chứ chưa kiện chính thức đối với ống thép tiêu chuẩn dẫn dầu. Có thể Hiệp hội Thép Việt Nam sẽ cùng với các doanh nghiệp thép trong nước và các doanh nghiệp của nước đó cùng trao đổi để đi đến kết luận thì họ sẽ không kiện và phía Việt Nam sẽ đỡ tốn kém.

Bà Nguyễn Phương Thảo, Văn phòng Luật sư ID Việt Nam cho biết hiện nay, không chỉ những mặt hàng có thế mạnh, kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn như tôm, cá tra, cá ba sa mà ngay cả những sản phẩm có kim ngạch thấp như mắc áo, tháp điện gió cũng bị kiện. Thêm vào đó, xu hướng kiện "kép" đang ngày càng được Mỹ sử dụng nhiều hơn do nước này có sự thay đổi về pháp luật, khi cho phép áp dụng điều tra kép chống bán phá giá và chống trợ cấp với những nước có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị kiện ở thị trường này vì thế sẽ gia tăng.

Thực tế, năm 2009 lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với vụ kiện kép sản phẩm ống nhựa PE, thì năm 2011, liên tiếp có hai vụ kiện kép đối với sản phẩm mắc áo và ống thép. Do đó, bà Nguyễn Phương Thảo khuyến cáo trước đây Hoa Kỳ lựa chọn những nhà xuất khẩu lớn nhất làm bị đơn bắt buộc nhưng sắp tới nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ lựa chọn ngẫu nhiên và như vậy sẽ xảy ra khả năng doanh nghiệp nhỏ không đủ nguồn lực, trí lực tham gia biện hộ thì họ phải từ bỏ vụ kiện, bị thuế suất cao và đồng nghĩa với việc toàn ngành chịu hệ quả đó.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, đến hết tháng 10 năm nay, đã có 9 vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại. Với xu hướng mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại toàn cầu, các biện pháp về thuế, thuế quan sẽ bị dỡ bỏ thì biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được sử dụng nhiều hơn và trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu nước ngoài.

Mặt hàng cá tra xuất khẩu thường xuyên phải đối diện với các đơn kiện. Ảnh: baohaiquan.vn

Bà Phạm Hương Giang, Phó trưởng ban Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nắm rõ quy định pháp luật để tự bảo vệ mình. Theo bà Giang, khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu những quy định pháp luật của Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại và cần có chính sách giá xuất khẩu phù hợp để tránh bị cáo buộc là bán phá giá.

Doanh nghiệp mở rộng thị trường cần tránh tăng trưởng quá nóng sẽ gây chú ý vì doanh nghiệp Hoa Kỳ theo dõi rất chặt chẽ động thái xuất khẩu của  doanh nghiệp nước khác và họ sử dụng công cụ phòng vệ thương mại rất tốt để bảo vệ cho họ. Khi bị kiện, doanh nghiệp cần hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin để tránh mức thuế sẵn có rất bất lợi.

Các hiệp hội ngành hàng cũng cần nâng cao vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Một số vụ kiện như giày mũ da, ống thép... gần đây thắng kiện cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có thể thắng kiện trước những vụ kiện phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, kết quả đó cần có sự hợp tác một cách nghiêm túc, chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan luật sư tư vấn và sự hỗ trợ của Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam
Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam

Đây là lần giảm thuế thứ ba liên tiếp mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam

Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam

Đây là lần giảm thuế thứ ba liên tiếp mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được

Lốp cao su xe máy Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá
Lốp cao su xe máy Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá

Đây là vụ việc chống bán phá giá thứ 3 của Brazil đối với Việt Nam trong năm nay (sau mặt hàng sợi và thép cuộn).

Lốp cao su xe máy Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá

Lốp cao su xe máy Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá

Đây là vụ việc chống bán phá giá thứ 3 của Brazil đối với Việt Nam trong năm nay (sau mặt hàng sợi và thép cuộn).

Vinh Hoan Corp có khả năng thoát kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ
Vinh Hoan Corp có khả năng thoát kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ

Vinh Hoan Corp là công ty duy nhất có 3 năm liên tiếp có mức thuế suất 0%

Vinh Hoan Corp có khả năng thoát kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ

Vinh Hoan Corp có khả năng thoát kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ

Vinh Hoan Corp là công ty duy nhất có 3 năm liên tiếp có mức thuế suất 0%

Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá ở mức cao nhất là gần 28% với các hãng xuất khẩu ống thép hàn carbon của Việt Nam cũng như một số nước châu Á.

Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá ở mức cao nhất là gần 28% với các hãng xuất khẩu ống thép hàn carbon của Việt Nam cũng như một số nước châu Á.

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa
Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

(VOV) -Theo đó mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty đều là 0,00%, và mức thuế suất toàn quốc là 2,11%

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

Quyết định sơ bộ của DOC về thuế bán phá giá với cá tra-basa

(VOV) -Theo đó mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty đều là 0,00%, và mức thuế suất toàn quốc là 2,11%

Ống thép của Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ
Ống thép của Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ

Theo đại diện Cục quản lý cạnh tranh, các bị đơn bắt buộc đều đạt mức thuế suất 0% tại Hoa Kỳ, chứng tỏ DN Thép VN không bán phá giá.

Ống thép của Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ

Ống thép của Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ

Theo đại diện Cục quản lý cạnh tranh, các bị đơn bắt buộc đều đạt mức thuế suất 0% tại Hoa Kỳ, chứng tỏ DN Thép VN không bán phá giá.