Xuất khẩu của doanh nghiệp nội có dấu hiệu khởi sắc

VOV.VN-Nhân dịp Xuân mới Ất Mùi, phóng viên VOV.VN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về triển vọng thương mại Việt Nam năm 2015.

PV: Thưa Bộ trưởng, năm 2014, xuất khẩu cả nước ta lập kỷ lục khi đạt giá trị 150 tỷ USD, xuất siêu khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, có nhiều lo ngại rằng, giá trị thực mà xuất khẩu mang lại cho nền kinh tế không nhiều, vì trong đó xuất khẩu của khối FDI chiếm tới 67% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo Bộ trưởng, lo ngại này có đáng hay không? Vì sao?


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (Ảnh: KT)

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Năm 2014, kinh tế cả nước nói chung và ngành công thương nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về thị trường xuất khẩu, sụt giảm giá xuất khẩu một số mặt hàng, gia tăng các rào cản thương mại, cạnh tranh hàng hóa giữa các nước...

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 đạt những kết quả đáng khích lệ. Đó là, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150,2 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013.

Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán, góp phần vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Đồng thời, tăng trưởng xuất khẩu cũng thể hiện sự phục hồi của sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2014, khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục giữ vị trí cao trong việc tạo giá trị và tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI năm 2014 đạt 101,2 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2013 và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Với quan điểm luôn coi đầu tư nước ngoài là một thành phần của nền kinh tế và coi đây như nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả khu vực FDI.

Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu, định hướng thu hút, quản lý nguồn vốn FDI cho cả giai đoạn 2011-2020. Theo đó, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI sao cho phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011-2020… Như vậy, những kết quả trong xuất khẩu của doanh nghiệp FDI cũng cần được coi là kết quả của kinh tế Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp trong nước, tăng trưởng xuất khẩu của khối này đã có dấu hiệu khởi sắc. Nếu như tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 của khối doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 1,2%, năm 2013 tăng khoảng 4% thì đến năm 2014 tăng 11,6% (kim ngạch đạt khoảng 49 tỷ USD). Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khối doanh nghiệp trong nước như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ,… đều đạt tăng trưởng dương trong năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của xuất khẩu.

Tránh lệ thuộc vào một số thị trường

PV: Thực tế xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào khoảng 10 mặt hàng chủ lực, thị trường trọng điểm cũng chỉ loanh quanh Mỹ, EU, Trung Quốc… Theo Bộ trưởng, có nguy cơ “bỏ trứng vào một giỏ” hay không? Nếu không, vì sao? Nếu có, Bộ Công Thương đang và sẽ làm gì để tránh hậu quả?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch đạt 28,7 tỷ USD, tăng khoảng 20,2% so với năm 2013, chiếm khoảng 19,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là EU đạt 27,9 tỷ USD, tăng 14,8%, khu vực ASEAN đạt 19,1 tỷ USD, tăng 3,6%, Trung Quốc 14,9 tỷ USD, tăng 12,6% và Nhật Bản 14,7 tỷ USD, tăng 7,9%...



Trong thời gian qua, Chính phủ đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường tiềm năng, tránh lệ thuộc vào một số thị trường nhằm phát triển xuất khẩu một cách bền vững.

Thực hiện chủ trương đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng thời nhiều nhóm giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp này đã mang lại những hiệu quả bước đầu. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu vươn ra các thị trường tiềm năng, thị trường mới.

Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường có FTA đều có sự tăng trưởng, trong đó, xuất khẩu sang Chi Lê là thị trường mới có FTA tăng khoảng 138%, xuất khẩu sang ASEAN tăng 3,6%; xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 7,9%; xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 7,9%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 12,6%...

PV: Ở chiều nhập khẩu, nguồn hàng nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn tập trung nhiều vào Trung Quốc. Thực tế này tác động gì đến nguồn đầu vào sản xuất, tiêu dùng ở nước ta, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2014 đạt khoảng 43,87 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2013 và chiếm khoảng 29,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Xét về cơ cấu mặt hàng thì các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu sang các nước khác. Cụ thể, trong năm 2014 những mặt hàng nhập khẩu rất cần thiết cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,93 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (6,32 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4,57 tỷ USD); vải các loại (4,66 tỷ USD),...

Ngoài thị trường Trung Quốc, các mặt hàng nêu trên ta còn có thể được nhập khẩu từ một số thị trường lân cận và cùng phân khúc mặt hàng như Hàn Quốc, Đài Loan (đối với các sản phẩm điện tử), Ấn Độ, Pakistan (đối với các loại vải và nguyên phụ liệu dệt may, da giày),... Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc do điều kiện địa lý thuận lợi, lượng hàng hóa dồi dào, đa dạng về mẫu mã, phẩm cấp và cạnh tranh về giá cả.

Xét trong tổng thể chung của nền kinh tế thì việc nhập khẩu các mặt hàng trên từ Trung Quốc là cần thiết để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Trên thực tế Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc nhưng lại xuất siêu sang các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,.. Tuy nhiên, trong dài hạn, cần nghiên cứu các biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển sản xuất trong nước để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và đặc biệt là giảm dần sự phụ thuộc vào chỉ một số nước.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xúc tiến đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA): Hiệp định TPP, Hiệp định Việt Nam - Liên minh châu Âu EU,... Đây được coi là một động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, một số biện pháp đã được Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành triển khai, bước đầu đã mang lại hiệu quả và cần tiếp tục được chú trọng triển khai trong thời gian tới như củng cố thị trường trong nước, xây dựng cơ chế phù hợp, hiệu quả khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam đã sản xuất được, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, tăng cường tìm kiếm bạn hàng, đối tác nhập khẩu từ các thị trường có cùng phân khúc sản phẩm nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào một thị trường chủ yếu.

PV: Cảm ơn Bộ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

VOV.VN-Dự báo này vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra.

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản năm 2015 vẫn tăng, có thể cán đích trên 8 tỷ USD

VOV.VN-Dự báo này vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đưa ra.

Giá gạo xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh tăng
Giá gạo xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh tăng

VOV.VN -Chốt tuần ngày 30/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất khẩu ở giá 360 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tuần trước.

Giá gạo xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh tăng

Giá gạo xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh tăng

VOV.VN -Chốt tuần ngày 30/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất khẩu ở giá 360 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tuần trước.

Nhiều cơ hội xuất khẩu tinh bột sắn sang Argentina
Nhiều cơ hội xuất khẩu tinh bột sắn sang Argentina

VOV.VN -Theo Vụ Thị trường châu Mỹ, Việt Nam có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Argentina.

Nhiều cơ hội xuất khẩu tinh bột sắn sang Argentina

Nhiều cơ hội xuất khẩu tinh bột sắn sang Argentina

VOV.VN -Theo Vụ Thị trường châu Mỹ, Việt Nam có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Argentina.

Xuất khẩu hạt tiêu giảm cả lượng và giá trị
Xuất khẩu hạt tiêu giảm cả lượng và giá trị

VOV.VN -Tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu tiêu ước đạt 9.000 tấn, giảm 11,6% về khối lượng và giảm 28,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu hạt tiêu giảm cả lượng và giá trị

Xuất khẩu hạt tiêu giảm cả lượng và giá trị

VOV.VN -Tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu tiêu ước đạt 9.000 tấn, giảm 11,6% về khối lượng và giảm 28,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

HSBC: Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam giảm xuống còn 12% năm 2015
HSBC: Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam giảm xuống còn 12% năm 2015

VOV.VN -Cơ sở dự báo này là giá cả hàng hoá tăng chậm, nhu cầu nước ngoài giảm sút và khả năng cạnh tranh tiền tệ suy yếu.

HSBC: Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam giảm xuống còn 12% năm 2015

HSBC: Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam giảm xuống còn 12% năm 2015

VOV.VN -Cơ sở dự báo này là giá cả hàng hoá tăng chậm, nhu cầu nước ngoài giảm sút và khả năng cạnh tranh tiền tệ suy yếu.