Xuất khẩu gạo 2012: Mừng cho kỷ lục, vẫn lo giá trị…

(VOV)-Xuất khẩu gạo đã lập kỷ lục về lượng, nhưng còn nhiều rào cản nội tại và sự sụt giảm cả giá trị và lượng tại nhiều thị trường lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gạo dự kiến đạt 8,1 triệu tấn, với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Mức xuất khẩu này vượt xa dự báo của Tổ chức Lương-nông Liên Hợp Quốc (FAO) hồi tháng 5/2012 rằng năm nay Việt Nam xuất khẩu mức 7,2 triệu tấn gạo.

Niềm vui chung…

Có thể thấy, mức dự kiến xuất khẩu gạo cả năm do Bộ NN&PTNT công bố là một điểm sáng, một niềm vui chung cho cả nước, trước hết là những người nông dân trồng lúa. Bởi lẽ, thành quả này không chỉ ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam giành ngôi vị quán quân của Thái Lan về xuất khẩu gạo, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, mà còn góp phần cải  thiện đời sống nông hộ.

Năm 2012, năng suất lúa ước đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha

Xét về lượng xuất khẩu, con số trên 8 triệu tấn là thành quả sự nỗ lực chung của toàn ngành nông nghiệp nước nhà. Bởi thực tế, như TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), đánh giá: Phần lớn các hộ nông dân trồng lúa có diện tích trồng lúa nhỏ, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc diện tích manh mún, sản xuất lúa theo hướng tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chưa có hướng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mô lớn.

Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, giá cả vật tư nông nghiệp cũng tăng… Tuy nhiên, năm 2012, nông dân cả nước vẫn nỗ lực gieo cấy lúa đạt diện tích 7,753 triệu ha, tăng 98.000 ha, năng suất ước đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, đưa sản lượng lúa cả năm tăng 1,26 triệu tấn, tăng 3% so với vụ trước. Đây là cơ sở quan trọng tạo nguồn cho sản lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh.

Hơn thế, lượng gạo lớn từ Việt Nam xuất đi được các bạn hàng quốc tế tin dùng đã góp phần thể hiện và gây dựng uy tín của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Niềm vui từ kết quả xuất khẩu gạo năm 2012 không chỉ ở con số ấn tượng mà còn là sự đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện cán cân thương mại nhờ giá trị kim ngạch mang về cho quốc gia 3,7 tỷ USD. Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7%, thặng dư thương mại trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu. Đồng thời, năm 2012, nước ta xuất siêu 284 triệu USD, là năm đầu tiên xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993.

Cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,44 điểm phần trăm. Như vậy, thành quả xuất khẩu gạo cũng góp động lực quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ đó, ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu đói giáp hạt trong năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm trước; tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%, giảm 1,1 - 1,3% so với năm 2011.

Có được thành quả trên, bên cạnh nỗ lực trước hết từ chính người nông dân, không thể phủ nhận những chính sách đúng và kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, trước hết là ngành NN&PTNT.

Theo GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại Học Tân Tạo (Long An), kết quả trên còn nhờ ngành khoa học nông nghiệp đã và đang nghiên cứu để cung cấp cho nông dân giống mới, năng suất cao, ngắn ngày, kháng rầy nâu, và những biện pháp canh tác hiện đại từ bón phân, bảo vệ thực vật, tưới tiêu khoa học, cho đến những kỹ thuật sau thu hoạch và chế biến...

Cùng với đó, những năm qua, nhiều mô hình sản xuất lúa gạo được áp dụng có hiệu quả cao như: khoán hộ ở Vĩnh phúc, Khoán 100, Khoán 10, dồn điền – đổi thửa..., cánh đồng mẫu lớn... “là những khái niệm gắn liền với những cách làm sáng tạo, từ đó tạo ra phong trào lớn đổi mới cơ chế quản lý và phương thức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Điều đó đã làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có nhiều khởi sắc”-Thứ trưởng Bộ KHĐT Đào Quang Thu đánh giá.

Trong đó, đơn cử mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đầu tiên ở An Giang với diện tích 200 ha của vụ hè thu năm 2007, đến vụ Đông Xuân 2010-2011 tăng lên trên 1.000 ha, cho năng suất từ 7,5 - 8 tấn/ha, đặc biệt có hộ đạt tới 9 tấn/ha. Nông dân lãi hơn 150% so với phương thức canh tác trên cánh đồng nhỏ.

Vì thế, Bộ NN&PTNT chủ trương mở rộng xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, đây cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận, tạo đà cho việc sản xuất lúa gạo và xuất khẩu hợp chuẩn thế giới.

Phải tăng giá trị...

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngành nông nghiệp nước ta nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước.

Nếu như năm 2012 chúng ta dự kiến xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 8,1 triệu tấn về lượng, nhưng giảm giá trị so với năm 2011. Theo Bộ NN&PTNT, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2012 đạt 457 USD/tấn, giảm 10,4%.

Lượng gạo xuất khẩu lớn, nhưng giá trị còn chưa cao

Về thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh gấp 6,4 lần về lượng và 5,4 lần về giá trị. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2012. Ngược lại, nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Indonesia, Singapore, Senegal, và Philippines.

Từ giữa tháng 11/2012, Bộ NN&PTNT đã dự báo năm 2013 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn cung dồi dào, nhu cầu sụt giảm, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar). Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang trong tình trạng thiếu hợp đồng gối đầu trong quý I/2013.

Cùng với khó khăn từ bên ngoài, bản thân nội tại nền sản xuất cung ứng lúa gạo trong nước cũng còn nhiều rào cản. Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), “bà con nông dân sản xuất lúa không có tính kế hoạch cao, thường theo tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng nên khả năng đáp ứng được thị trường xuất khẩu gạo lớn là khó khăn. Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chưa nhiều.

Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thông Tăng Minh Lộc còn chỉ ra rằng: “Ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún làm tăng phí lao động, hạn chế khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế khả năng cơ giới hoá nông nghiệp. Chi phí sản xuất lớn, giá thành tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh”.

Còn Giáo sư Võ Tòng Xuân cho hay, “gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn hiếm có thương hiệu mạnh, chất lượng cũng chưa ổn định. Nông dân trồng lúa luôn chịu rủi ro, thiệt thòi. Thậm chí có lúc giá gạo quốc tế tăng cao, nhưng nông dân bắt buộc phải phải bán giá thấp vì có lệnh... tạm ngưng xuất khẩu”.

“Trong những năm tới, lúa gạo vẫn còn là một nhu cầu rất lớn cho tình hình an toàn lương thực thế giới mà cũng chính là hàng hoá sở trường phổ biến nhất của đại đa số nông dân Việt nam cung cấp cho xuất khẩu”- GS Võ Tòng Xuân khẳng định.

Chính vì thế, để điểm sáng xuất khẩu gạo nói riêng, nông sản nói chung của năm 2012 tiếp tục phát huy sang những năm tiếp theo, theo TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), trong nông nghiệp lâu nay mới chỉ phát triển những gì chúng ta sẵn có, như đất đai, nước, tài nguyên và lao động. Để phát triển theo chiều sâu, phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học công nghệ; phải thu hút lao động có chất xám, tăng cường khả năng quản lý thì nông nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra được một đột phá mới. Điều đó phụ thuộc vào cả Chính phủ và nhân dân”.

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: năm 2013 nông nghiệp tiếp tục là nòng cốt, trụ cột của nền kinh tế, là chỗ dựa lớn của người lao động. Năm tới, Chính phủ tiếp tục ưu tiên vốn ngân sách nhà nước, tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện, 49,8% vốn từ trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách đã đầu tư cho nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, ngành nông nghiệp cần hoàn thiện và làm tốt công tác quy hoạch để gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ; thường xuyên nắm bắt nhanh tình hình thị trường, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào khâu giống. Về hướng đi trong tương lai, ngành nông nghiệp phải thực hiện mục tiêu cơ cấu giảm, lao động giảm nhưng giá trị phải tăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan- Việt Nam hợp tác xuất khẩu gạo
Thái Lan- Việt Nam hợp tác xuất khẩu gạo

Việt Nam và Thái Lan hiện xuất khẩu lượng gạo lên tới 20 triệu tấn trong tổng số 30 triệu tấn gạo lưu thông giữa các nước trên thế giới.  

Thái Lan- Việt Nam hợp tác xuất khẩu gạo

Thái Lan- Việt Nam hợp tác xuất khẩu gạo

Việt Nam và Thái Lan hiện xuất khẩu lượng gạo lên tới 20 triệu tấn trong tổng số 30 triệu tấn gạo lưu thông giữa các nước trên thế giới.  

Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba toàn cầu
Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba toàn cầu

(VOV) -Ngân hàng ADB dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo nhiều hơn cả Pakistan và Mỹ.

Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba toàn cầu

Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba toàn cầu

(VOV) -Ngân hàng ADB dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo nhiều hơn cả Pakistan và Mỹ.

Xuất khẩu gạo đang tăng trở lại
Xuất khẩu gạo đang tăng trở lại

(VOV) -Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 8/2012, các doanh nghiệp xuất 920.000 tấn gạo, thu về hơn 390 triệu USD.

Xuất khẩu gạo đang tăng trở lại

Xuất khẩu gạo đang tăng trở lại

(VOV) -Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 8/2012, các doanh nghiệp xuất 920.000 tấn gạo, thu về hơn 390 triệu USD.

Những dấu hiệu tốt cho xuất khẩu gạo
Những dấu hiệu tốt cho xuất khẩu gạo

Tính đến thời điểm này, lượng gạo trong nước xuất khẩu đạt trên 4,1 triệu tấn, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD…

Những dấu hiệu tốt cho xuất khẩu gạo

Những dấu hiệu tốt cho xuất khẩu gạo

Tính đến thời điểm này, lượng gạo trong nước xuất khẩu đạt trên 4,1 triệu tấn, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD…

24 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo dài hạn
24 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo dài hạn

(VOV) -Các giấy phép này thay thế những giấy phép có hiệu lực chỉ đến ngày 30/9.

24 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo dài hạn

24 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo dài hạn

(VOV) -Các giấy phép này thay thế những giấy phép có hiệu lực chỉ đến ngày 30/9.

Xuất khẩu gạo tăng về lượng, giảm về giá
Xuất khẩu gạo tăng về lượng, giảm về giá

(VOV) -11 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 9,7%, nhưng giảm 10,5% về giá. 

Xuất khẩu gạo tăng về lượng, giảm về giá

Xuất khẩu gạo tăng về lượng, giảm về giá

(VOV) -11 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 9,7%, nhưng giảm 10,5% về giá. 

Xuất khẩu gạo đạt 7,335 triệu tấn
Xuất khẩu gạo đạt 7,335 triệu tấn

(VOV)-Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1-13/12 đạt 7,335 triệu tấn, trị giá FOB 3,271 tỷ USD, trị giá CIF 3,362 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo đạt 7,335 triệu tấn

Xuất khẩu gạo đạt 7,335 triệu tấn

(VOV)-Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1-13/12 đạt 7,335 triệu tấn, trị giá FOB 3,271 tỷ USD, trị giá CIF 3,362 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo dự kiến đạt  mốc kỷ lục 8,1 triệu tấn
Xuất khẩu gạo dự kiến đạt mốc kỷ lục 8,1 triệu tấn

(VOV) -Xuất khẩu gạo năm 2012 của Việt Nam dự kiến đạt 8,1 triệu tấn, với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng so cùng kỳ năm 2011.

Xuất khẩu gạo dự kiến đạt  mốc kỷ lục 8,1 triệu tấn

Xuất khẩu gạo dự kiến đạt mốc kỷ lục 8,1 triệu tấn

(VOV) -Xuất khẩu gạo năm 2012 của Việt Nam dự kiến đạt 8,1 triệu tấn, với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng so cùng kỳ năm 2011.