Xuất khẩu gạo hướng đến con số 7 triệu tấn đạt kim ngạch 4 tỷ USD

VOV.VN - Chuyên gia xuất nhập khẩu dự báo, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn, với giá trị kim ngạch ước tính khoảng 4 tỉ USD.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu các nước xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế trong suốt nhiều tháng qua. Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn, với giá trị kim ngạch ước tính khoảng 4 tỉ USD.

Gạo chính là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu những tháng đầu năm 2023. Nguyên nhân nào đã cho các kết quả này? Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về nội dung này.

PV: Thưa ông, các số liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu trên thị trường quốc tế trong suốt nhiều tháng nay. Dưới góc độ quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, xin ông cho biết thực tế này?

Ông Trần Thanh Hải: Xuất khẩu gạo luôn là mặt hàng trọng điểm trong xuất khẩu nông sản nói riêng cũng như xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến khi gia tăng cả về số lượng và trị giá.

Đặc biệt là trong những tháng gần đây, giá gạo xuất khẩu luôn ở mức cao, cụ thể như gạo 5% tấm từ mức xấp xỉ 450 USD/tấn, gạo 25% tấm khoảng 430 USD/tấn. Đây là những kết quả rất khả quan. Hiện nay giá gạo của Việt Nam đã vượt cả giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ.

PV: Ông có thể cho biết những nguyên nhân nào cho các kết quả này – cụ thể là về chất lượng gạo hay thị trường xuất khẩu gạo có sự biến động?

Ông Trần Thanh Hải: Trước hết phải xét đến nỗ lực sở tại đối với hoạt động sản xuất lúa gạo. Ở trong nước, thời gian vừa qua các Bộ, ngành đã có sự hỗ trợ các doanh nghiệp để chuyển đổi, như tìm kiếm giống lúa mới, mở rộng vùng trồng để qua đó nâng cao chất lượng hạt gạo, tập trung vào các chủng loại gạo cao cấp, gạo thơm…

Đối với thị trường bên ngoài, yếu tố khách quan có thể thấy là hiện nay Ấn Độ vẫn đang duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo, điều này cũng tạo ra sự khan hiếm nhất định trên thị trường thế giới. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia lại đang có nhu cầu mua gạo tăng trở lại. Đặc biệt là với Indonesia, lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang mặc dù số lượng còn thấp, nhưng mức độ tăng trưởng rất cao đang tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn trong tương lai.

PV: Ông có dự báo như thế nào về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, ở cả góc độ thị trường cũng như dư địa cho xuất khẩu?

Ông Trần Thanh Hải: Hiện nay có thể thấy năng lực sản xuất gạo của nước ta rất tốt, về cơ bản chúng ta sẽ có được nguồn cung xuất khẩu gạo ổn định. Còn đối với vấn đề thị trường, nếu Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng như các thị trường xuất khẩu gạo khác.

Việc các nước hiện nay cũng đang mở rộng nhu cầu mua, đặc biệt là các thị trường truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines cũng sẽ giúp cho chúng ta có thể đảm bảo được lượng gạo xuất khẩu năm nay, phấn đấu đạt xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.

PV: Thưa ông, ngoài các thị trường truyền thống, gạo Việt Nam cũng đã tiếp cận được một số thị trường cho giá trị cao, như thị trường EU và tận dụng được những cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Ông nhìn nhận như thế nào về cơ hội này?

Ông Trần Thanh Hải: So với các thị trường khác, gạo vào thị trường EU có khối lượng xuất khẩu không phải là nhiều, nhưng lại được ưu thế là chủng loại gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm. Sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết, các Bộ, ngành như Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã tạo điều kiện cấp Giấy chứng nhận để giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo đặc biệt là gạo thơm của Việt Nam sang thị trường này, đến nay có thể nói mức tăng trưởng cũng rất tốt.

Tôi cũng hy vọng cùng với thị trường EU, những thị trường cao cấp khác ví dụ như Nhật Bản, Mỹ… cũng có thể sẽ là những thị trường giúp gia tăng được lượng xuất khẩu của Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới, nông sản Việt tìm chỗ đứng tại thị trường Anh, giá điện chắc chắn sẽ điều chỉnh, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới, nông sản Việt tìm chỗ đứng tại thị trường Anh, giá điện chắc chắn sẽ điều chỉnh, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá
Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

VOV.VN - Mặc dù chưa vào chính vụ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân năm 2023 ở vùng ĐBSCL, nhưng thời điểm này người dân vui mừng khi năm nay lúa trúng mùa, được giá. Hiện nay, bình quân mỗi ha người dân lãi từ 30 đến 40 triệu đồng, đây là mức lãi cao so với cùng kỳ và thương lái đến tận ruộng để thu mua lúa cho người dân.

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

VOV.VN - Mặc dù chưa vào chính vụ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân năm 2023 ở vùng ĐBSCL, nhưng thời điểm này người dân vui mừng khi năm nay lúa trúng mùa, được giá. Hiện nay, bình quân mỗi ha người dân lãi từ 30 đến 40 triệu đồng, đây là mức lãi cao so với cùng kỳ và thương lái đến tận ruộng để thu mua lúa cho người dân.

Quảng Trị xuất khẩu lô hàng gạo hữu cơ đầu tiên sang Châu Âu
Quảng Trị xuất khẩu lô hàng gạo hữu cơ đầu tiên sang Châu Âu

VOV.VN - Sáng nay (13/2), Quảng Trị đã tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang thị trường Châu Âu.

Quảng Trị xuất khẩu lô hàng gạo hữu cơ đầu tiên sang Châu Âu

Quảng Trị xuất khẩu lô hàng gạo hữu cơ đầu tiên sang Châu Âu

VOV.VN - Sáng nay (13/2), Quảng Trị đã tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sang thị trường Châu Âu.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh dù phải đương đầu với nhiều khó khăn
Xuất khẩu gạo tăng mạnh dù phải đương đầu với nhiều khó khăn

VOV.VN - “Điểm nghẽn” cản trở khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam là giống lúa, an toàn thực phẩm, logistics, chi phí vật tư sản xuất đầu vào và công nghệ, vốn cho sản xuất và xuất khẩu

Xuất khẩu gạo tăng mạnh dù phải đương đầu với nhiều khó khăn

Xuất khẩu gạo tăng mạnh dù phải đương đầu với nhiều khó khăn

VOV.VN - “Điểm nghẽn” cản trở khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam là giống lúa, an toàn thực phẩm, logistics, chi phí vật tư sản xuất đầu vào và công nghệ, vốn cho sản xuất và xuất khẩu