Xuất khẩu qua thương mại điện tử: DN gặp khó bởi ngôn ngữ và kỹ năng marketing

VOV.VN - Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có cơ hội thành công trên thị trường nếu tiếp cận một cách bài bản, xây dựng 1 chiến lược dài hạn về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua thương mại điện tử (TMĐT) cho DN còn rất lớn. Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu qua TMĐT của Việt Nam đạt hơn 80.000 tỷ đồng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300.000 tỷ đồng vào năm 2027, nếu DN trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT.

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương (Indochina) thừa nhận, khi sản phẩm của DN phát triển trên sàn TMĐT đã tiếp cận được nhiều hơn với khách hàng trên toàn cầu, bởi TMĐT đã giúp kết nối giữa DN và người bán rất nhanh chóng.

“Thay vì như trước đây DN thường đi những cuộc triển lãm ở nước ngoài, mất rất nhiều thời gian và tốn rất nhiều chi phí, khi đến với TMĐT, DN và sản phẩm được tiếp cận với khách hàng nhanh hơn và khách hàng có thể mua sản phẩm từ tất cả các quốc gia trên thế giới”, bà Tâm chia sẻ.

Bà Tâm cũng cho rằng, để duy trì được đà tăng trưởng và phát triển trong việc kinh doanh trên sàn TMĐT, các DN cũng phải vượt qua nhiều thách thức và khó khăn như tạo niềm tin với khách hàng; thanh toán và bảo mật thông tin; logistic và chuỗi cung ứng cũng như khó khăn về múi giờ, ngôn ngữ, thị hiếu khách hàng.

“DN cần có bộ phận kinh doanh thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và đào tạo rất nhiều qua các buổi huấn luyện, các buổi đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing và ngôn ngữ. Ngoài ra, DN còn phát triển về xây dựng hình ảnh, thương hiệu trên tất cả các nền tảng để khách hàng có thể tìm thấy DN dễ hơn khi họ tìm kiếm trên tất cả các công cụ”, bà Tâm nói.

Thời gian qua, để hỗ trợ cho các DN Việt Nam tham gia vào sàn TMĐT, Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) trong việc tổ chức những hoạt động XTTM, hỗ trợ cho các DN Việt Nam có cơ hội xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam nhận xét, sản phẩm của các DN Việt Nam ngày càng có nhiều ưu điểm, nhất là về giá cả có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, các DN Việt Nam bắt đầu tiếp cận, học hỏi và ứng dụng những xu hướng mới vào trong thiết kế, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng, không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác.

Bên cạnh những thuận lợi, bà Uyên cũng chỉ ra những khó khăn căn bản, cố hữu của DN Việt Nam khi tham gia giao dịch thương mại xuyên biên giới vẫn là ngôn ngữ. “Thực tế hiện nay DN Việt Nam vẫn có hạn chế về giao tiếp bằng Tiếng Anh, nên với những giao tiếp ngoài nền tảng DN gặp rất nhiều trở ngại trong việc thương thuyết với khách hàng. Ngoài ra, các DN còn thiếu những kỹ năng về marketing, sử dụng các công cụ tiếp thị trên sàn dẫn đến việc chưa phát huy, sử dụng những công cụ kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng nhiều hơn”, bà Uyên nói.

Hoàn thiện hệ sinh thái XTTM số và đa dạng hoá việc phối hợp với các sàn TMĐT trong và ngoài nước là kế hoạch của Cục XTTM trong thời gian tới, nhằm kịp thời hỗ trợ cho những DN, HTX và những hộ kinh doanh để có thể hỗ trợ kinh doanh hiệu quả trên môi trường số.

Theo ông Nguyễn Thành Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong XTTM, Cục XTTM (Bộ Công Thương), Cục XTTM đang tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương ký kết các thoả thuận hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu. Cụ thể là xây dựng Gian hàng quốc gia Việt Nam trên các sàn TMĐT lớn trên thế giới, để quảng bá hình ảnh, sản phẩm Việt Nam tới khách hàng quốc tế. Đồng thời tiếp tục tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các DN.

Cục XTTM phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, nằm trong Quyết định 1968 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 22/11/2021 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

“Cục XTTM sẽ hoàn thiện hệ sinh thái này, hoàn thiện những nền tảng số tương ứng đối với những hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp để có thể hỗ trợ DN. Đồng thời, Cục XTTM cũng sẽ đa dạng hóa việc phối hợp với những sàn TMĐT trong và ngoài nước tìm kiếm những sàn TMĐT lớn hơn, những sàn TMĐT phù hợp hơn, có nhiều xu hướng hơn để có thể hỗ trợ kịp thời đối với những DN đang có ý định kinh doanh trên sàn TMĐT.

Ông Nguyễn Thành Dương cũng cho biết thêm, Cục XTTM tiếp tục tổ chức những hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các DN, HTX và hộ kinh doanh tại các địa phương trên toàn quốc, để họ có thể hiểu rõ hơn về cách thức kinh doanh trên môi trường số, những phương thức chuyển đổi số trong hoạt động mà XTTM cùng những kỹ năng kinh doanh trên nền tảng TMĐT.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả

VOV.VN - Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường “số” rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng. Tuy nhiên, để giao thương thành công trên những nền tảng có nhiều khách hàng khó tính như Amazone, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả

VOV.VN - Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường “số” rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng. Tuy nhiên, để giao thương thành công trên những nền tảng có nhiều khách hàng khó tính như Amazone, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới về giao dịch xuyên biên giới
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới về giao dịch xuyên biên giới

VOV.VN - Sáng 22/6, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,74% tổng số đại biểu).

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới về giao dịch xuyên biên giới

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới về giao dịch xuyên biên giới

VOV.VN - Sáng 22/6, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,74% tổng số đại biểu).

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN
Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến.

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến.