Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 6,5%.

Năm 2019 ngành thủy sản đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT diễn ra ngày 4/7 tại Hà Nội.

Trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 6,5%. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm ướt đạt 1,43 tỷ USD, tiếp đến là cá tra hơn 990 triệu USD; cá ngừ khoảng 380 triệu USD. Theo đánh giá của các đại biểu, xuất khẩu thủy hải sản đã đạt được kim ngạch, xuất khẩu tôm của nước ta đã giảm so với cùng kỳ 2018.

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng Cục thủy sản cho biết, tồn tại của ngành nuôi trồng thủy sản trong 6 tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu tôm đã giảm -13,6% tính đến hết ngày 31/5.

“Đây là vấn đề cốt lõi ngành thủy sản cần tháo gỡ trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Trong năm 2018 và 6 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường Ấn Độ và Ecuador. Đặc biệt, Ấn Độ đã gia tăng sản lượng liên tục và đang bán sản phẩm dưới cả giá thành sản xuất”, ông Cẩn cảnh báo.

Xuất khẩu cá tra đạt hơn 990 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2019.

Về lĩnh vực khai thác thủy sản, tổng sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 1,88 triệu tấn trong đó khai thác biển đạt hơn 1,7 triệu tấn. Đến nay, nước ta đang có khoảng hơn 96.000 tàu cá có chiều dài thân tàu từ 6 mét trở lên. Trong đó số tàu khai thác xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên là hơn 31.000 chiếc. Thực hiện luật thủy sản 2017, ngành đã giao hơn 31.000 giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi.

Ông Vũ Văn Trung, Vụ trưởng Vụ khai thác, Tổng cục Thủy sản cho biết, để ngành khai thác có bước đột phá mới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác ở nước ngoài.

“Đối với Đề án phát triển khai thác viễn dương, Việt Nam đã thực hiện và đã có kết quả khi có 1 doanh nghiệp thực hiện khai thác ở Solomon mang về 2 container hải sâm”, ông Trung cho biết.

Tuy vậy, ngành khai thác xa bờ nước ta đang phải đối mặt với những ảnh hưởng từ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, tình trạng xâm phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, việc lắp đặt các thiết bị giám sát trên tàu cá còn gặp khó khăn. Tính đến hết tháng 6 này, cả nước mới chỉ lắp đặt được khoảng 4.000 thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Luật Thủy sản.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, 6 tháng cuối năm ngành thủy sản đang đứng trước những vấn đề lớn, đó là đảm bảo thực thi hiệu quả Luật Thủy sản có hiệu lực thi hành từ 1/1 năm nay, để đạt mục tiêu xuất khẩu và tăng trưởng trong năm nay cần nhiều giải pháp mới. Cuối cùng là việc thực hiện các giải pháp khắc phục thẻ vàng còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“6 tháng cuối năm có 3 việc cần giải quyết đó là Luật Thủy sản đang có những vướng mắc nhất định về vấn đề cấp hạn ngạch và đã có giải pháp tháo gỡ. Vấn đề truy xuất nguồn gốc có thực hiện nhưng việc ghi chép truy xuất tỉ lệ chưa cao,  nên phải hướng dẫn cán bộ kỹ thuật và phải có thiết bị truy xuất để làm rõ nguồn gốc thủy hải sản xuất khẩu đi các thị trường”, ông Tiến chỉ rõ.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng trưởng 6,7% trong năm 2019. Đây là mục tiêu đòi hỏi ngành phải có những giải pháp đột phá để hoàn thành chỉ tiêu. Thẻ vàng của Ủy ban châu Âu là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm khi việc thực hiện các giải pháp khắc phục thẻ vàng còn đang gặp nhiều khó khăn.

Nhiều địa phương vẫn có tình trạng ngư dân đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài; vấn đề quy hoạch phát triển ngành tôm để tăng sức cạnh tranh trong xuất khẩu, thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm thương mại cũng cần được tích cực thực hiện trong thời gian tới đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông, Châu Phi có nhiều khởi sắc
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông, Châu Phi có nhiều khởi sắc

VOV.VN - Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Trung Đông đạt 254 triệu USD, sang Châu Phi đạt 95,2 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông, Châu Phi có nhiều khởi sắc

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông, Châu Phi có nhiều khởi sắc

VOV.VN - Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Trung Đông đạt 254 triệu USD, sang Châu Phi đạt 95,2 triệu USD.

Nhân dân tệ mất giá ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Nhân dân tệ mất giá ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VOV.VN - Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 khó có thể phục hồi và lạc quan nhất có thể chỉ tương đương năm 2018.

Nhân dân tệ mất giá ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Nhân dân tệ mất giá ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VOV.VN - Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 khó có thể phục hồi và lạc quan nhất có thể chỉ tương đương năm 2018.

Vì sao EU chưa gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?
Vì sao EU chưa gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?

VOV.VN - “Thẻ vàng” đã khiến xuất khẩu thủy sản vào EU rơi từ vị trí số 1 xuống thứ 4. Do đó, Bộ NN & PTNT xác định gỡ ‘thẻ vàng” là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.

Vì sao EU chưa gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?

Vì sao EU chưa gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?

VOV.VN - “Thẻ vàng” đã khiến xuất khẩu thủy sản vào EU rơi từ vị trí số 1 xuống thứ 4. Do đó, Bộ NN & PTNT xác định gỡ ‘thẻ vàng” là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.