Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục, doanh nghiệp lãi khủng thế nào?

VOV.VN - Chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, thị trường mở cửa trở lại, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đầy ắp đơn hàng và kiếm được lãi khủng.

Các doanh nghiệp thủy sản cũng đặt mục tiêu lãi kỷ lục sau thời gian dài ảm đạm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Xuất khẩu tăng kỷ lục

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước đạt 900 triệu USD, đưa lũy kế quý I/2022, xuất khẩu thủy sản đạt 2,52 tỷ USD, tăng trên 45% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu nhờ cá tra đang trên đà hồi phục mạnh khi 3 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 646 triệu USD (tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái). Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu khi chiếm 27% giá trị xuất khẩu toàn ngành.

Đối với nhóm mặt hàng tôm, trong quý đầu năm nay đạt trên 900 triệu USD (cao hơn 37% so với năm ngoái), chiếm 37% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Đáng chú ý, theo VASEP, hiện nhu cầu mặt hàng thủy sản ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh… đang rất lớn. Hàng loạt nhà hàng, siêu thị... ở các thị trường đang mở cửa trở lại, giúp doanh nghiệp Việt Nam đầy ắp đơn hàng đến cuối năm.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25%, đạt 934 triệu USD. Trong đó, tôm và cá tra tiếp tục là điểm sáng. Giá hai mặt hàng này dự báo tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 do tình trạng thiếu nguyên liệu, đặc biệt khi các hiệp định thương mại như EVFTA (Việt Nam - Liên minh châu Âu), UKVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh) bắt đầu phát huy tác dụng.

Doanh nghiệp lãi khủng

Nhờ sự tăng trưởng tích cực trong quý đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành cũng đặt mục tiêu lãi kỷ lục sau thời gian dài ảm đạm do dịch COVID-19.

Thống kê cho thấy, quý I/2022, 10 doanh nghiệp thủy sản có mức tăng trưởng trung bình 57,4%.

Điển hình phải kể đến Công ty cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) đã công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu đạt 3.276 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 553 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với số lãi 131,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Theo VHC, kết quả trên chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng Công ty đang kinh doanh, gồm cá tra tăng 93%, sản phẩm phụ tăng 46%, sản phẩm sức khỏe tăng 87% và các sản phẩm khác tăng lên 685%. Sản phẩm bánh phồng tôm tăng 46%, gạo tăng 15% và giá trị gia tăng sản phẩm tăng 19%. Doanh thu tăng trưởng tốt ở trên tất cả các khu vực như tại thị trường Mỹ tăng 161% châu Âu tăng 27%, Trung Quốc tăng 71% và Việt Nam tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia (mã cổ phiếu IDI) ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu, gần 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý đầu năm. Đây là mức kỷ lục về lợi nhuận theo quý trong lịch sử hoạt động của Công ty.

Theo ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị IDI, Công ty đã tích trữ được khối lượng nguyên liệu lên tới 1.400 tỷ đồng giá 17.000 - 18.000 đồng/kg nhờ 3 kho lạnh trong thời gian các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, nay giá cá tăng cao, khan hiếm nguồn cung đã tạo cơ hội lớn cho IDI.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã ACL) ghi nhận doanh thu quý I đạt 325,4 tỷ đồng, sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng lãi sau thuế đạt 62,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần cùng kỳ năm ngoái. ACL dự kiến doanh thu thuần đạt 1.450 tỷ đồng (tăng 20%) và lãi trước thuế đạt 200 tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước. Kết thúc quý I, Công ty đã hoàn thành gần 22% kế hoạch doanh thu và thực hiện được gần 36% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Với khởi đầu thuận lợi như vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khá lạc quan khi đặt kế hoạch sản xuất - kinh doanh 2022 tăng mạnh so với năm 2021.

Chẳng hạn, Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu cả năm đạt 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 36% so với cùng kỳ. Đây cũng là kế hoạch cao nhất kể từ khi lên niêm yết (năm 2007) đến nay. Trong khi đó, IDI đặt kỳ vọng năm nay đem về 8.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% so với năm 2021 và 900 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 6,6 lần mức thực hiện năm trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ đứng đầu các tỉnh, thành quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản
Cần Thơ đứng đầu các tỉnh, thành quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

VOV.VN - Cần Thơ đứng đầu 36 tỉnh, thành phố được xếp hạng vào nhóm địa phương triển khai tốt; các tỉnh, thành phố còn lại vào nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu.

Cần Thơ đứng đầu các tỉnh, thành quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Cần Thơ đứng đầu các tỉnh, thành quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

VOV.VN - Cần Thơ đứng đầu 36 tỉnh, thành phố được xếp hạng vào nhóm địa phương triển khai tốt; các tỉnh, thành phố còn lại vào nhóm địa phương triển khai đạt yêu cầu.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

VOV.VN - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác tiềm năng và lợi thế

VOV.VN - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản
Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

VOV.VN - Những vướng mắc dẫn đến sự lãng phí này có thể sẽ còn kéo dài vì quá trình cấp quyền sử dụng đất cho các công trình thuỷ lợi, hồ chứa một phần là rất phức tạp. 

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

Lãng phí hàng nghìn hồ chứa ở Tây Nguyên vì không thể cho thuê nuôi trồng thủy sản

VOV.VN - Những vướng mắc dẫn đến sự lãng phí này có thể sẽ còn kéo dài vì quá trình cấp quyền sử dụng đất cho các công trình thuỷ lợi, hồ chứa một phần là rất phức tạp. 

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp
Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

VOV.VN - Tổng kết công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo) năm 2021 triển khai nhiệm vụ giải pháp năm 2022 mới đây tại tỉnh Kiên Giang cho thấy, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn chế.

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chậm xử lý tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản bất hợp pháp

VOV.VN - Tổng kết công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo) năm 2021 triển khai nhiệm vụ giải pháp năm 2022 mới đây tại tỉnh Kiên Giang cho thấy, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn chế.