Sau trận lũ lịch sử càn quét, nhà dân ở Nghệ An trơ trọi vài viên gạch

VOV.VN - Lặng người bên đống đổ nát từng là nơi đầm ấm của cả nhà, mặt chị Hương đỏ au, lâu lâu chị lại dùng tay áo chùi đi giọt lệ lăn dài trên má.

Một ngày sau trận lũ, người dân tại xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) trở về sau đêm dài mệt mỏi. Ngôi nhà của họ giờ chỉ còn lại mấy tấm gạch lát, ai nấy nước mắt rưng rưng.

Nhà chỉ sót lại tấm gạch lát

Một ngày trú tại nơi di tản tập trung sau khi lũ càn quét có lẽ là khoảng thời gian dài nhất, buồn nhất của chị Phan Thị Hương (bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Lũ ống điên cuồng lấy đi toàn bộ tài sản gia đình chị tích cóp.

Đứng bên mấy tấm gạch lát nhà còn sót lại, chị Hương không dám nghĩ đây từng là tổ ấm của mình.

“Lũ về 2 lần, một lần lúc rạng sáng và lần sau khoảng 7 giờ, cả gia đình vừa bỏ chạy ra đến cổng thì nước lũ bắt đầu ập xuống, đất cát, cây gỗ, rác rưởi xâm chiếm cả căn nhà. Cả căn nhà to đùng, thế mà lũ quét qua một lúc chỉ còn lại mớ đổ nát. Chỉ chậm ít phút có khi cả người cũng không còn.

Trâu bò lợn gà trôi đi hết không còn một thứ gì. Lúc đó chỉ biết ôm con khóc, lũ quá kinh khủng, chúng tôi không kịp trở tay”, chị Hương rưng rưng.

Ở vùng miền núi khó khăn như xã Tà Cạ, vất vả quanh năm mới có thể xây dựng được ngôi nhà cấp 4 nhỏ. Nhưng chỉ sau một trận mưa lũ, thứ sót lại chỉ là bùn đất và đá.

“Không biết từ giờ lấy gì để ăn đây, mất hết rồi”, chị Hương nói.

Ngược bản Hòa Sơn một đoạn, cạnh bên lạch nước đục ngầu đang chảy là ngôi nhà của bà Ngân Thị Tâm, 71 tuổi. Ngôi nhà bà Tâm nay xiêu vẹo, chỉ còn các cột trụ và một ít mái ngói.

Bà Tâm loay hoay trong ngôi nhà giờ chỉ còn “một nửa”, nhặt lại những đồ vật sinh hoạt trộn lẫn bùn đất, lâu lâu bà lại ngoái ra dòng nước lũ xem có thứ gì bị trôi đi không.

Lau đi dòng nước mắt, bà Tâm kể, 7h sáng hôm qua đất đá theo dòng nước từ đâu ập về, đồ đạc trôi hết không kịp nhặt lấy thứ gì. “Thấy mưa lớn từ đêm tới sáng, tôi không ngủ được. Khi trời sáng, vừa nhìn rõ mặt người thì nước đục ngầu chảy về nhưng chưa dữ dội, khoảng 20 phút sau thì đất đá lăn ầm ầm, cây lớn cũng đổ bật gốc.

Từng chứng kiến nhiều cơn lũ kinh hoàng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy lũ nhanh như vậy. Tất cả trôi hết theo dòng lũ, nhà vùng trũng nên tôi không kịp đưa theo thứ gì”, bà Tâm nức nở.

Cách đó khoảng 50m, nhà của 2 người con trai bà Tâm cũng bị cơn lũ san bằng, chỉ còn lại một số vách tường.

Cơn lũ "lạ"

Nỗi sợ hãi kèm theo lo lắng chưa bớt đi trên khuôn mặt người đàn ông trạc tuổi 40, nhìn lại đống đất đá “tọa lạc” trên ngôi nhà mình anh Lô Văn Sơn (bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ)  đau thắt ruột.

Đứng thất thần dưới dòng nước lũ ngang đến đầu gối, anh Sơn đỏ hoe mắt kể rằng, sáng sớm 2/10, lũ chảy về, lúc đầu nó vẫn như nước đục có một ít cây cối cuốn theo rất bình thường, thế nhưng “Cơn lũ này rất lạ, tảng đá cả tấn nó cũng cuốn theo được, cây lớn gần 1 người ôm cũng bị quật đổ".

"Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ đã có 2 đợt lũ ập về, cơn đầu tiên như dọn đường cho cơn thứ 2, nhà cửa, chuồng trại đều bị cuốn đi hết”, anh Sơn nhớ lại.

Chưa đợi chúng tôi hỏi thêm câu nữa, anh Sơn đã vội vàng chui vào trong ngôi nhà xập xệ của mình, hai tay bê những viên đá lớn bỏ sang một bên để lục tìm những thứ còn sót lại.

Tại bản Hoà Sơn, rất nhiều ngôi nhà bị đổ sập chỉ còn sót lại vài tấm gạch lát hoặc bức tường xi măng. Con đường mọi ngày giờ bùn ngập lên đến đầu gối, khe Huồi Giảng vốn hiền hoà nay lộ thiên nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm ngổn ngang.

Trở về sau đêm dài tránh lũ ở nhà người quen, bà Vừ A Lì (xã Mường Típ) không cầm nổi nước mắt khi chứng kiến ngôi nhà gần 20 năm nay đã bị cơn lũ tàn phá.

Tường đổ, mái nhà ập xuống đất, đá từng tảng nằm chềnh ềnh giữa nhà là những gì còn lại sau trận lũ điên cuồng rạng sáng 2/10.

Từ khi lấy chồng về làm dâu ở xã Mường Típ, đến nay đã ngót nghét 40 năm, đây là lần đầu tiên bà Lì chứng kiến cơn lũ khủng khiếp như vậy.

Bới tung lớp bùn đất, bà Lì hi vọng sẽ tìm thấy một ít đồ dùng còn sót lại có thể sử dụng được. Ấy thế nhưng, điều đó cũng khó khăn và mịt mờ như những ngày tháng sau này của hàng trăm hộ dân nơi đây./.

Trước đó, từ 22h ngày 1/10, trên địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ xảy ra đợt mưa dông rất lớn, lượng mưa đo được hơn 200mm. Rạng sáng 2/10, một trận lũ quét kinh hoàng ập về khiến người dân không kịp trở tay.

Trận lũ ống kinh hoàng đã khiến 15 ngôi nhà ở các bản Bình Sơn, Cầu Tám, Hòa Sơn bị đổ sập và cuốn trôi. Đáng buồn hơn hết, một bé 4 tháng tuổi ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị nước lũ cuốn và tử vong.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An, ước tính thiệt hại hơn 100 tỷ đồng
Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An, ước tính thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Lũ ầm ầm đổ về, người dân chỉ kịp chạy thoát thân, cơn lũ kinh hoàng đã gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An, ước tính thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An, ước tính thiệt hại hơn 100 tỷ đồng

VOV.VN - Lũ ầm ầm đổ về, người dân chỉ kịp chạy thoát thân, cơn lũ kinh hoàng đã gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng.

Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An một ngày sau khi lũ dữ tàn phá kinh hoàng
Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An một ngày sau khi lũ dữ tàn phá kinh hoàng

VOV.VN - Một ngày sau khi cơn lũ kinh hoàng quét qua, nơi đây ngập trong bùn đất, người dân trở về cố gắng tìm kiếm tài sản nhưng tất cả đều đã mất hết.

Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An một ngày sau khi lũ dữ tàn phá kinh hoàng

Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An một ngày sau khi lũ dữ tàn phá kinh hoàng

VOV.VN - Một ngày sau khi cơn lũ kinh hoàng quét qua, nơi đây ngập trong bùn đất, người dân trở về cố gắng tìm kiếm tài sản nhưng tất cả đều đã mất hết.

Nghệ An nỗ lực thông đường, tiếp cận 2 bản bị cô lập do lũ quét
Nghệ An nỗ lực thông đường, tiếp cận 2 bản bị cô lập do lũ quét

VOV.VN - Sáng nay (3/10), nước lũ tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cơ bản đã rút. Các lực lượng đang được tăng cường khắc phục, xử lý bùn đất, hỗ trợ nhân dân, đặc biệt là tiếp tiếp cận 2 bản còn bị cô lập.

Nghệ An nỗ lực thông đường, tiếp cận 2 bản bị cô lập do lũ quét

Nghệ An nỗ lực thông đường, tiếp cận 2 bản bị cô lập do lũ quét

VOV.VN - Sáng nay (3/10), nước lũ tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cơ bản đã rút. Các lực lượng đang được tăng cường khắc phục, xử lý bùn đất, hỗ trợ nhân dân, đặc biệt là tiếp tiếp cận 2 bản còn bị cô lập.

Khẩn trương ứng phó, khắc phục lũ quét tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Khẩn trương ứng phó, khắc phục lũ quét tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

VOV.VN - Đến chiều nay, tất cả người dân bị mắc kẹt trong vùng tâm lũ đã được giải cứu đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nước lũ, sạt lở đất vẫn đang gây chia cắt hoàn toàn địa bàn hai xã Tà Cạ và Tây Sơn. Chính quyền địa phương đang khẩn trương để ứng phó, khắc phục hậu quả.

Khẩn trương ứng phó, khắc phục lũ quét tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Khẩn trương ứng phó, khắc phục lũ quét tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

VOV.VN - Đến chiều nay, tất cả người dân bị mắc kẹt trong vùng tâm lũ đã được giải cứu đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nước lũ, sạt lở đất vẫn đang gây chia cắt hoàn toàn địa bàn hai xã Tà Cạ và Tây Sơn. Chính quyền địa phương đang khẩn trương để ứng phó, khắc phục hậu quả.