“Phát triển văn hóa là nhiệm vụ thường trực thì sẽ khắc phục đạo đức xuống cấp”

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, khi phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ thường trực của mỗi người dân, nền tảng văn hóa được hình thành một cách tự nguyện trong mỗi cộng đồng, từng cấp từng ngành, thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng đạo đức xuống cấp.

Chiều 30/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tham gia cùng các Bộ trưởng giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cung cấp thêm thông tin sau khi lắng nghe nhiều ý kiến của đại biểu, đề cập nhiều vấn đề trong lĩnh vực văn hoá, liên quan đến thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, không chỉ ở Việt Nam mà ở những quốc gia khác cũng có những chương trình và phần việc tương tự, họ gọi đó là “chương trình hạnh phúc”. 

“Nếu không có các chương trình về xây dựng nông thôn mới, về giảm nghèo bền vững thì làm sao chúng ta tiếp cận và hoàn thành được mục tiêu thiên niên kỷ theo cam kết với Liên Hợp Quốc? Làm sao chúng ta có được những miền quê đáng sống và để rồi mọi người dân đi xa cũng muốn về? Làm sao chúng ta thấy được đời sống của nhân dân đang cải thiện?”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Nếu tiếp cận ở góc độ văn hoá, thì có thể thấy tốc độ đô thị hoá nhanh ở nông thôn làm nhiều người cảm thấy hồn quê của người Việt bắt đầu bị đánh mất, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, hình của luỹ tre xanh... đã không còn nữa, thay vào đó là bê tông hoá. Theo phân công quản lý, chính quyền địa phương là cơ quan quyết định vấn đề quy hoạch, xây dựng và phải chịu trách nhiệm trước các vấn đề này.

“Vừa qua, các địa phương đã kịp thời điều tiết để các “đường hoa” nở rộ bên cạnh đường bê tông hoá. Bắt đầu có những hàng trúc, hàng cau làm đẹp hơn quang cảnh nông thôn và dần dần lấy lại hình ảnh hồn quê của người Việt. Ở góc độ khác, chúng ta đang tiếp cận để xây dựng thiết chế văn hoá, có đại biểu băn khoăn nói rằng tại sao phải xây dựng thiết chế?”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, ở cấp tỉnh phải đảm bảo 3 thiết chế văn hoá là trung tâm nghệ thuật, bảo tàng và thể thao. Nhưng đến nay, qua báo cáo của các tỉnh, thành phố thì mới 80% các tỉnh có được các thiết chế cơ bản này, cấp huyện chỉ được 70%, cấp xã được 60-70%, còn cấp thôn bản chỉ đạt 30-40 %. 

Về thiết chế văn hoá thôn bản, Bộ trưởng cho rằng, đây là thiết chế văn hoá đa chức năng và ở đó có rất nhiều cách làm sáng tạo, đó là nơi hội họp, sinh hoạt chính trị, là nơi tổ chức giao lưu văn hoá, đó cũng có thể là phòng truyền thống của thôn bản: “Như Yên Bái đã khai thác rất tốt khi sử dụng nhà văn hóa thôn bản làm nơi tổ chức đám cưới theo nếp sống văn minh”. 

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có Dự án 06 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Để bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc, Bộ trưởng cho biết, trước hết phải dựa trên tiêu chí là ngôn ngữ, chữ viết; tiếp theo là trang phục; và kiến trúc.

“Chúng ta đã có Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với 22 đại diện cộng đồng các dân tộc đang sinh sống, thu hút được đông đảo sự quan tâm của du khách từ trong và ngoài nước. Ngoài ra các địa bàn khác, với tư cách là chủ thể, cộng đồng các dân tộc cũng đang có nhiều cách làm phù hợp, sáng tạo và hiệu quả với như Chương trình đã đề cập”, Bộ trưởng nêu dẫn chứng.

Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm, ở cấp quốc gia, Việt Nam đang tập trung bảo tồn, duy trì các lễ hội, kỳ liên hoan dân ca, dân vũ thông qua việc tổ chức định kỳ tại nhiều địa phương. 

Về vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp mà đại biểu đã đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng: “Đại biểu đặt vấn đề đó là đúng”. Theo đó, để phát huy tốt hơn nữa ý thức, văn hóa con người hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn đại biểu lan tỏa thông điệp nhân dân sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, gắn bó giữa gia đình nhà trường và xã hội.

“Khi nhiệm vụ phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ thường trực của mỗi người dân, nền tảng văn hóa được hình thành một cách tự nguyện trong mỗi cộng đồng, từng cấp từng ngành, thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng đạo đức xuống cấp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đóng góp của ĐBQH giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia "về đích" đúng hạn
Đóng góp của ĐBQH giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia "về đích" đúng hạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao những ý kiến trách nhiệm, giàu tinh thần xây dựng của các ĐBQH, nhằm góp phần giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia “về đích” đúng hạn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Đóng góp của ĐBQH giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia "về đích" đúng hạn

Đóng góp của ĐBQH giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia "về đích" đúng hạn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao những ý kiến trách nhiệm, giàu tinh thần xây dựng của các ĐBQH, nhằm góp phần giúp các Chương trình mục tiêu quốc gia “về đích” đúng hạn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

VOV.VN - “Phân cấp phân quyền chưa rõ, dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ. Có Thông tư hướng dẫn rồi mà ở dưới vẫn chờ hướng dẫn tiếp, tức chờ “hướng dẫn của hướng dẫn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về bất cập trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ”

VOV.VN - “Phân cấp phân quyền chưa rõ, dưới chờ trên, trên bảo dưới làm đi nhưng dưới sợ. Có Thông tư hướng dẫn rồi mà ở dưới vẫn chờ hướng dẫn tiếp, tức chờ “hướng dẫn của hướng dẫn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về bất cập trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

“Bữa ăn cho trẻ” là yếu tố quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia
“Bữa ăn cho trẻ” là yếu tố quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - ĐBQH bày tỏ băn khoăn khi dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng, chống suy dinh dưỡng của trẻ em, có 2 chỉ tiêu về trẻ suy dinh dưỡng trẻ thấp còi chưa đạt.

“Bữa ăn cho trẻ” là yếu tố quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia

“Bữa ăn cho trẻ” là yếu tố quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - ĐBQH bày tỏ băn khoăn khi dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng, chống suy dinh dưỡng của trẻ em, có 2 chỉ tiêu về trẻ suy dinh dưỡng trẻ thấp còi chưa đạt.