Xuân ấm no trên xã nông thôn mới kiểu mẫu ở vùng xa Lâm Đồng

VOV.VN - Đạ Rsal là xã vùng xa đầu tiên của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Đến thôn Phi Jút, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) những ngày cận Tết Nhâm Dần 2022, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi của một làng quê ở vùng Tây Nguyên. Dọc hai bên đường dài hơn chục cây số dẫn vào thôn bạt ngàn rẫy cà phê, hồ tiêu, dâu tằm; phía xa là những cánh rừng tự nhiên xanh thẳm.

Gặp chúng tôi, ông Triết K’Soong người dân thôn Phi Jút cho biết, năm 2021 dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, thôn may mắn không có ca nhiễm, người dân cũng được tiêm đủ vaccine. Dịch bệnh khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng nông sản được mùa được giá, nên gia đình vẫn duy trì được thu nhập ổn định, thậm chí tăng gần 10% so với năm trước. Với 4 ha cà phê kinh doanh và nhận khoán bảo vệ chăm sóc 25 ha rừng, năm 2021 gia đình ông Triết K’Soong thu được 300 triệu đồng. Tết này gia đình đón Tết ấm cúng sum vầy.

“Vụ năm nay nhà tôi thu được hơn 6 tấn cà phê nhân, bán được trên 280 triệu đồng; ngoài ra còn được nhận gần 20 triệu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho việc nhận khoán trông coi bảo vệ 25 ha. Tết năm nay gia đình cũng phấn khởi vì dịch bệnh nhưng thu nhập vẫn nhỉnh hơn năm ngoái. Tôi sẽ trích một khoản để mua cây mai về chơi Tết, gạo nếp gói bánh chưng, và mua sắm quần áo mới cho các con cũng như sơn sửa lại nhà cửa để đón năm mới 2022”, ông K’Soong nói.

Thôn Phi Jút có 197 hộ, gần1.000 khẩu, 87 % là người M’nông sinh sống. Toàn thôn có trên 450 ha cây công nghiệp gồm: Cà phê, hồ tiêu, điều, dâu tằm; nghề chăn nuôi gia súc bò, dê cũng phát triển mạnh; ngoài ra 22 nhóm hộ còn nhận khoán bảo vệ 450 ha rừng. Thu nhập bình quân của các hộ đạt từ 100 – 120 triệu đồng/năm. Thôn chỉ còn vài hộ nghèo.

Ông Pang Pế Y Nhanh - Trưởng thôn Phi Jút chia sẻ, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, những năm qua bà con không chỉ đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trồng trọt phát triển kinh tế, mà còn hiến gần 2.700 m2 đất, đóng góp 700 triệu đồng và hơn 400 ngày công làm đường giao thông, xây nhà văn hóa hay các công trình công cộng khác; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, giữ gìn vệ sinh môi trường... Tết Nhâm Dần năm 2022 này, dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng đời sống của người dân vẫn được đảm bảo. Ban tự quản thôn đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con vui xuân đón Tết an toàn, tiết kiệm.

“Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng thu nhập của bà con trong thôn từ cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi bò, dê, tiền dịch vụ môi trường rừng vẫn đảm bảo. Đón Tết năm nay thì Ban tự quản thôn đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong thôn cần tiết kiệm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid - 19. Chấp hành nghiêm việc không sử dụng pháo nổ, chơi bài bạc, hạn chế bia rượu nhằm đảm bảo an ninh trật tự”, ông Y Nhanh cho hay.

Đạ Rsal là xã xa nhất của huyện Đam Rông, giáp ranh với huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông và huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk. Xã có 7 thôn, với 2.742 hộ, gần 10.000 khẩu, 80% là người đồng bào M’nông, K’hor. Theo bà Siu H’Bing – Phó Chủ tịch UBND xã, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới năm 2011, xã chỉ có 12/19 tiêu chí đạt chuẩn. Các tiêu chí cần nguồn đầu tư lớn như: Giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế… đều chưa hoàn thành.

Riêng trong năm 2021, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xã vẫn đạt được “mục tiêu kép” khi vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Về công tác chăm lo Tết Nhâm Dần 2022, xã đang huy động các nguồn lực hỗ trợ nhân dân vui Xuân đón Tết, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách.

“Chăm lo Tết cho bà con năm 2022, chúng tôi chú trọng tập trung hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, hiện xã đang huy động được một khoản tiền từ các nhà hảo tâm là doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức để mua 60 – 100 suất quà tặng các đối tượng này. Chúng tôi cũng chia ra các mức quà khác nhau phù hợp với từng đối tượng để hỗ trợ, làm sao bào con có một cái Tết vui tươi, đầm ấm và hạnh phúc”, bà H’Bing cho biết./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành trình đến với Trường Sa trên chuyến tàu "chở" xuân
Hành trình đến với Trường Sa trên chuyến tàu "chở" xuân

VOV.VN - Được Đảng, Nhà nước quan tâm, những chuyến tàu chở hàng hóa, quà Tết lại lên đường đến với huyện đảo Trường Sa mỗi dịp cuối năm, để quân dân nơi đây có một cái Tết đủ đầy, mang hương vị, hơi ấm của đất liền.

Hành trình đến với Trường Sa trên chuyến tàu "chở" xuân

Hành trình đến với Trường Sa trên chuyến tàu "chở" xuân

VOV.VN - Được Đảng, Nhà nước quan tâm, những chuyến tàu chở hàng hóa, quà Tết lại lên đường đến với huyện đảo Trường Sa mỗi dịp cuối năm, để quân dân nơi đây có một cái Tết đủ đầy, mang hương vị, hơi ấm của đất liền.

Xuân đến sớm với bà con vùng khó nơi biên giới ở Sơn La
Xuân đến sớm với bà con vùng khó nơi biên giới ở Sơn La

VOV.VN - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể huyện Sốp Cộp, xã Mường Và và các Nhà hảo tâm vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại bản biên giới Pa Khoang, xã Mường Và.

Xuân đến sớm với bà con vùng khó nơi biên giới ở Sơn La

Xuân đến sớm với bà con vùng khó nơi biên giới ở Sơn La

VOV.VN - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể huyện Sốp Cộp, xã Mường Và và các Nhà hảo tâm vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại bản biên giới Pa Khoang, xã Mường Và.

Mang mùa xuân đất liền đến Trường Sa
Mang mùa xuân đất liền đến Trường Sa

VOV.VN - Công tác chuẩn bị hàng hóa, tiếp nhận quà tết cho Trường Sa được Bộ Tư lệnh vùng 4 hải quân thực hiện hết sức cẩn trọng, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Mang mùa xuân đất liền đến Trường Sa

Mang mùa xuân đất liền đến Trường Sa

VOV.VN - Công tác chuẩn bị hàng hóa, tiếp nhận quà tết cho Trường Sa được Bộ Tư lệnh vùng 4 hải quân thực hiện hết sức cẩn trọng, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.