Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”

VOV.VN - "Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!..."

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa an nhiên thị tịch vào lúc 00h00 ngày 22 tháng Giêng năm 2022 tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu (Huế), nơi ông đã thọ giới xuất gia từ năm 16 tuổi và an dưỡng những năm tháng cuối đời theo ước nguyện “lá rụng về cội”. Sự ra đi của ông để lại khoảng trống lớn cho đệ tử trong và ngoài nước cũng như những độc giả yêu mến ông.

Thích Nhất Hạnh là một Thiền sư Phật giáo, là học giả, sử gia, nhà văn hóa, một thi sĩ và cũng là nhà tranh đấu cho hòa bình. Ông đi khắp thế giới để giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu, giới thiệu con đường thực tập chánh niệm qua cách giữ gìn năm giới. Điểm nổi bật trong pháp môn của ông là nhấn mạnh yếu tố hạnh phúc, hạnh nguyện dấn thân vào đời và áp dụng phương pháp chánh niệm vào đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là tác giả của trên 100 cuốn sách, trong đó có "Đường xưa mây trắng", "Thả một bè lau", "Trái tim của Bụt"…Những cuốn sách được xếp hạng bán chạy nhất như "Hòa bình từng bước chân", "Phép lạ của sự tỉnh thức", "Bụt ngàn đời", "Chúa ngàn đời".

Cuốn "Đường xưa mây trắng", tiểu thuyết của Thiền sư về cuộc đời Đức Phật, từ lúc còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho tới khi Ngài bắt đầu quá trình đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ. Trong sách, đức Phật là một con người bình thường, không phải là thần thánh. Từ một con người bình thường, sống cuộc đời vĩ đại, mà Ngài đã trở nên vĩ đại.

Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cho bạn đọc hiểu một cách dễ dàng những thuật ngữ Phật giáo, giáo lý căn bản quen thuộc như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Vô Lượng Tâm, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã, Vô Thường, Tính Không của Vạn Pháp, Nguyên Lý Tương Duyên, Tương Tức... cùng các phương pháp tu tập khác.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói với các đệ tử: "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở tổ đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?

… Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!

… Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy..." .

Sự ra đi của Thiền sư Nhất Hạnh là mất mát lớn lao đối với cộng đồng Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam. Các cải cách Phật giáo của Thiền sư Nhất Hạnh về giáo dục Phật học, Phật giáo nhập thế, phương pháp hành đạo, hành thiền chánh niệm… đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành ngọn đuốc tỉnh thức cho nhiều thế hệ Tăng, Ni trong và ngoài nước./.

13 câu châm ngôn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến bạn hạnh phúc hơn

1. “Nhờ có nụ cười của bạn mà cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn”.

2. “Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu áпh nắng mặt trời.

3. “Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời. Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy”.

4. “Đẹp là khi bạn là chính mình. Bạn không cần phải được chấp nhận bởi những người khác. Bạn cần phải chấp nhận chính mình”.

5. “Tình yêu đích thực là thứ maпg lại hạnh phúc cho cả ta và những người ta yêu thương. Nếu nó không đem lại hạnh phúc cho cả hai bên, đó vẫn chưa phải là tình yêu đích thực”.

6. “Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi ȿợ Һãι̇ về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc”.

7. “Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ tận hưởng từng phút của ngày hôm đó cho tôi sống”.

8. “Thức dậy buổi sáпg này, tôi mỉm cười. Hai mươi bốn giờ mới trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn trong từng thời điểm và xem xét tất cả chúng sinh với đôi mắt của lòng từ bi”.

9. “Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể”.

10. “Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ ɱaпg tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ”.

11. “Từ bi là một động từ”.

12. “Nếu ngày nay đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì “ngày mai sẽ lo về việc ngày mai”. Với sự nâng đỡ của đoàn thể tâm linh bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình”.

13. “Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc và ý niệm đó có thể là trở ngại chính ngăn chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc chân thực”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cuốn sách "chiêm nghiệm về cuộc sống" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Những cuốn sách "chiêm nghiệm về cuộc sống" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh chứa đựng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những chân lý và bài học từ Đức Phật có thể dễ dàng áp dụng và thực hành hàng ngày. 

Những cuốn sách "chiêm nghiệm về cuộc sống" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những cuốn sách "chiêm nghiệm về cuộc sống" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh chứa đựng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những chân lý và bài học từ Đức Phật có thể dễ dàng áp dụng và thực hành hàng ngày. 

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy hòa bình.

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu

VOV.VN - Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào lúc 00:00 ngày 22/1/2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu

VOV.VN - Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào lúc 00:00 ngày 22/1/2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tiếp sau Thành phố Hồ Chí Minh, bộ sưu tập 100 tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục đến với công chúng Hà Nội vào chiều 13/4 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tiếp sau Thành phố Hồ Chí Minh, bộ sưu tập 100 tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục đến với công chúng Hà Nội vào chiều 13/4 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

VOV.VN -Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa trở lại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

VOV.VN -Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa trở lại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia.