Ảnh những loài chim đẹp, quý hiếm của Việt Nam

VOV.VN - Hơn 8 năm qua, nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu đã chụp hàng ngàn bức ảnh của hơn 300 loài chim

Hơn 130 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp về đời sống chim rừng ở Việt Nam của nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu sẽ được trưng bày trong triển lãm mang tên “Chim rừng mùa kết bạn”, diễn ra từ 24/1 đến hết ngày 28/1 tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Q 1, TP. HCM. Triển lãm do Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM tổ chức.


Khướu đầu đen má xám (Garrulax Yersinii), loài đặc hữu Việt Nam, sống ở vùng núi cao trên 1.500m, được đặt tên Yersin vì đã phát hiện lần đầu trên cao nguyên Langbiang.

Nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu được giới chuyên môn nhiếp ảnh biết tới là một người vô cùng tâm huyết với công việc nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh chụp thiên nhiên hoang dã; và thông qua nhiếp ảnh, góp phần kêu gọi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trong bộ ảnh “Chim rừng mùa kết bạn” có rất nhiều bức ảnh quý về những loài chim bị đe dọa tuyệt chủng, cực kỳ hiếm gặp ngoài thiên nhiên. Không chỉ là những bức ảnh đẹp ở góc độ nghệ thuật nhiếp ảnh, đây còn là thông điệp kêu gọi bảo vệ các loài chim rừng, trong đó có nhiều giống quý hiếm của Việt Nam như sếu đầu đỏ, hạc cổ trắng, mi langbiang, nuốc đuôi hồng, sả rừng, khướu đầu đen má xám, đớp ruồi vàng, hút mật Đà Lạt…


Khướu đầu đen - Black - hooded Laughingthrush, loài chủ yếu có ở Việt Nam và ven biên giới Lào - Việt. Rất khó chụp vì chim thường nhảy loi choi trong bụi rậm cao.


Chim đuôi cụt bụng vằn (Bar-bellied Pitta)...

...và chim đuôi cụt đầu xanh (Blue-rumped Pitta) - 2 loài chim thu hút các nhiếp ảnh gia đến Việt Nam để săn tìm chụp ảnh hằng năm.

Mi Langbiang (Crocias Langbiangnis), còn gọi Mi núi Bà (Langbiangnis), đặc hữu Langbiang Đà Lạt. Sinh cảnh cao nguyên hiện đang bị thu hẹp... loài này hiếm dần trong vài năm nay.

Chích chòe nước đen đỏ
Chim Bạch mi

Chích chòe nước đầu trắng
 

Chim mỏ rộng đỏ

Chim sả rừng

Đớp ruồi vàng đầu xám

Két ngực hồng

Khướu rêu

Kim oanh tai bạc

Chim Hút mật
 
Chim gầm ghì
Gõ kiến gáy vàng

Chim Vàng anh

Chim đớp ruồi xanh

Tổ chim ròng rọc

Toàn bộ số tiền bán ảnh trong triển lãnh sẽ được nhiếp ảnh gia Tăng A Pẩu quyên góp cho các hoạt động cứu hộ động vật hoang dã của Tổ chức WAR tại Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và một số hoạt động từ thiện khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều loài chim quý về Vườn chim Bạc Liêu
Nhiều loài chim quý về Vườn chim Bạc Liêu

Các loài chim quý như điên điển, chim sen, cò lạo Ấn Độ, cò đuôi cụt bụng đỏ, cò sả hung, bồ nông chân xám… đã về kiếm ăn và trú ngụ tại vườn chim Bạc Liêu.  

Nhiều loài chim quý về Vườn chim Bạc Liêu

Nhiều loài chim quý về Vườn chim Bạc Liêu

Các loài chim quý như điên điển, chim sen, cò lạo Ấn Độ, cò đuôi cụt bụng đỏ, cò sả hung, bồ nông chân xám… đã về kiếm ăn và trú ngụ tại vườn chim Bạc Liêu.  

Phát hiện loài chim chích mới ở Việt Nam
Phát hiện loài chim chích mới ở Việt Nam

Một loài chim chích mới vừa được phát hiện tại vùng núi đá vôi của Việt Nam và Lào, được đặt tên là Chích núi đá vôi.  

Phát hiện loài chim chích mới ở Việt Nam

Phát hiện loài chim chích mới ở Việt Nam

Một loài chim chích mới vừa được phát hiện tại vùng núi đá vôi của Việt Nam và Lào, được đặt tên là Chích núi đá vôi.  

"Mưa cà phê" đầu năm trên cao nguyên
"Mưa cà phê" đầu năm trên cao nguyên

VOV.VN - Khoảng 15h30 chiều 10/2 (ngày 11 Tết Giáp Ngọ); tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) trời đã đổ cơn mưa đầu mùa tầm tã.

"Mưa cà phê" đầu năm trên cao nguyên

"Mưa cà phê" đầu năm trên cao nguyên

VOV.VN - Khoảng 15h30 chiều 10/2 (ngày 11 Tết Giáp Ngọ); tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) trời đã đổ cơn mưa đầu mùa tầm tã.

Bò tót ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên
Bò tót ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Nam Cát Tiên cho biết:  ở khu vực này hiện có khoảng từ 19-22 đàn bò tót với tổng số lượng cá thể khoảng 110-120 con sinh sống ổn định.

Bò tót ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Bò tót ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Nam Cát Tiên cho biết:  ở khu vực này hiện có khoảng từ 19-22 đàn bò tót với tổng số lượng cá thể khoảng 110-120 con sinh sống ổn định.